Quy trình thi công giấy dầu chống thấm chuẩn

Quy trình thi công giấy dầu chống thấm chuẩn

Giấy dầu chống thấm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên cách thi công giấy dầu chống thấm ra sao? Các bước thực hiện quy trình như thế nào? Có các lưu ý gì khi thi công? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên ở bài viết dưới đây.

Giấy dầu chống thấm, hay còn gọi màng chống thấm tự dính Hàn Quốc được cấu tạo bởi sự kết hợp giữa hỗn hợp Bitum với hợp chất nhựa cao phân tử polime tạo thành một hợp chất có tính dẻo và đàn hồi cao. Trên bề mặt giấy dầu được phủ một lớp màng nhôm nhằm bảo vệ bề mặt giảm sức nóng do bức xạ nhiệt mặt trời. Mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng silicon giảm tiếng ồn hiệu quả.

Giấy dầu có độ dày từ 0.2-2mm. Kích thước cuộn có thể sản xuất theo yêu cầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng TC01-2010.

Đối với những bức tường chịu tác động từ thời tiết và môi trường bên ngoài.dẫn đến hiện tượng thấm ẩm thì có thể xử lý bằng giấy dầu chống thấm. Sẽ giúp tạo ra lớp chống thấm ngăn không cho nước tiếp xúc vào tường.

Đối với các công trình dưới lòng đất, hiện tượng ẩm thấp do gần mạch nước ngầm là điều cần giải quyết. Để xử lý vấn đề này, thông thường những loại giấy dầu chống thấm có gốc bitum có tác dụng chống ẩm mốc rất tốt, phù hợp với các công trình ngầm.

Những công trình thủy lợi có đặc thù thường xuyên tiếp xúc với nước, thì việc sử dụng giấy dầu chống thấm bitum sẽ giúp tránh bị nước thẩm thấu và giúp tăng tuổi thọ cho công trình.

Quy trình thi công giấy dầu chống thấm  2
Quy trình thi công giấy dầu chống thấm  3

  • Tự dính, đơn giản và thi công nguội.
  • Khả năng bám dính cao với các bề mặt nằm ngang và thẳng đứng.
  • Khả năng kháng nhiệt, clo, sun phát, kiềm loãng và acid rất tốt.
  • Khả năng chống thấm và chống dột tốt.
  • Chống thấm nước và hơi nước.

  1. Vệ sinh bề mặt thi công: Bề mặt cần thi công phải nhẵn, khô hoàn toàn và sạch bụi bẩn. Không được dính dầu mỡ, xử lý kết cấu trước khi thi công. 
  2. Sơn lót cho bề mặt chống thấm: Sau khi vệ sinh bề mặt, tiến hành sơn một lớp sơn lót trên bề mặt trước khi dán. Lớp sơn này giúp tạo độ kết dính tốt hơn và hỗ trợ loại bỏ các tạp chất còn sót lại sau quá trình vệ sinh. Tăng khả năng kết dính của giấy dầu và bề mặt thi công.
  3. Trải màng giấy dầu: Sau khi lớp sơn lót khô, tiến hành trải màng giấy dầu chống thấm. Trong quá trình này yêu cầu độ tỉ mỉ và chính xác cao. Cắt màng giấy theo kích thước bề mặt thi công mong muốn. Đảm bảo giấy được trải đều, và không có khoảng trống.
  4. Dán giấy dầu: Sau khi trải, tiến hành dán màng giấy dầu theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Gỡ bỏ lớp màng nilon (silicon) ở mặt trên và dán lên bề mặt cần thi công. Lưu ý: dán từ giữa và dàn đều ra 2 bên mép. Sử dụng con lăn để đảm bảo độ dính tốt, loại bỏ không khí, bọt khí tốt hơn khi dán.
  5. Kiểm tra và hoàn thành: sau khi dán xong giấy dầu, nên tráng lên bề mặt một lớp xi măng (dày 20-50mm) để bảo vệ lớp giấy dầu. Lớp xi măng này sẽ giúp giấy dầu an toàn trước các yếu tố môi trường, tạo ra lớp bề mặt vững chắc.

Quy trình thi công giấy dầu chống thấm 4
Quy trình thi công giấy dầu chống thấm 5

Giấy dầu là một sản phẩm vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi bởi tính đa năng của nó. Khi thi công giấy dầu cần thực hiện đúng theo quy trình và người thi công yêu cầu có sự tỉ mỉ cao. Để có thể mua giấy dầu với giá tốt và nhận được nhiều ưu đãi, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với Phú Thành Phát để chúng tôi gửi báo giá mới nhất cho bạn nhé!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact