Quy trình thi công màng chống thấm HDPE chuẩn (TCVN 8216:2009; TCVN 8297:2009)

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE chuẩn (TCVN 8216:2009; TCVN 8297:2009)

Màng HDPE ứng dụng rất nhiều trong xây dựng và đời sống. Không chỉ mang lại hiệu quả sử dụng cao mà còn giúp tiết kiệm kinh phí xây dựng. Đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng công nghiệp chăn nuôi, trồng trọt như lót hồ chứa nước, ao nuôi tôm, hầm biogas,… Vậy quy trình thi công màng chống thấm HDPE có gì khó khăn? Và có những lưu ý nào khi sử dụng màng chống thấm? Có bao nhiêu phương pháp thi công màng HDPE? Hãy cùng Phú Thành Phát giải quyết vấn đề trên thông qua nội dung dưới đây nhé!

Quy trình thi công này được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8216:2009, TCVN 8297:2009. Quy trình cần được thực hiện theo tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng thi công và tuổi thọ của công trình. Trước khi thực hiện, cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để phục vụ cho quá trình thi công:

  • Máy hàn kép có đồng hồ đo
  • Máy hàn đùn có đồng hồ đo
  • Máy thổi khí nóng
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Máy nâng và di chuyển
  • Máy mài, máy phát điện
  • Cọc tre, gỗ, cát
  • Thước đo
  • Bút đánh dấu
  • Vật mẫu
  • Kìm, dao, kéo
  • Thang dây, dây thừng
  • Vải mềm
  • Và một số vật dụng khác
Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 2
Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 3

Tùy vào từng địa hình và khu vực thi công cụ thể sẽ có các yêu cầu về thiết kế kích thước màng. Tuy nhiên, để quá trình tiến hành thi công suôn sẻ, nhất thiết phải cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 4
  • Phát quang, làm sạch khu vực thi công. Đảm bảo không có vật cản trở, gây hại cũng như những tạp chất hay tác nhân ảnh hưởng đến màng, khiến màng bị rách.
  • Khu vực thi công không được đọng nước.
  • Nền đất phải được gia cố chắc chắn từ trước. Đảm bảo không bị sụt lún làm rách mối hàn, rách màng ảnh hưởng đến quá trình thi công hoặc phát sinh trong quá trình sử dụng.
  • Cần phải bo tròn bán kính bề mặt từ 0.154m trở lên đối với những vị trí cần thay đổi độ cao.

Những công trình có nền đất tốt, điều kiện địa hình và tự nhiên tương đối ổn định sẽ không cần trải lớp lót để bảo vệ màng. Chúng ta có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp địa hình có nhiều đá dăm hoặc thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết, môi trường bên ngoài như gió, đá lăn, va chạm vật nổi,… Có nguy cơ gây hỏng, rách màng thì cần phải có biện pháp kết hợp để bảo vệ màng. Đây được xem là giải pháp bảo vệ màng hiệu quả tránh các tác động ngắn hạn và dài hạn.

Lớp lót bảo vệ màng bao gồm lót bên dưới và lớp phủ bên trên. Lớp lót bên dưới thường sẽ ứng dụng 2 phương pháp:

  • Vải địa kỹ thuật: Dùng cho địa hình mặt bằng mới. Hoặc mặt bằng được xử lý sạch và phẳng.
  • Vải địa kỹ thuật và cát: Dùng cho địa hình đất bị nứt và giúp phủ lấp các vật liệu sắc nhọn phía bên trên như sỏi, đá dăm,…
Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 5

Đối với lớp lót phủ bảo vệ bên trên màng HDPE cũng có 2 phương pháp:

  • Lớp bảo vệ bằng đất phủ: có độ dày phù hợp theo từng điều kiện địa hình khu vực thi công cụ thể
  • Lớp bảo vệ bằng bê tông cốt thép: sử dụng kết hợp với một lớp vải địa chính giữa nhằm hạn chế áp lực của bê tông cốt thép tác động lên màng. Gây hỏng màng.

Ngoài ra còn có thể sử dụng một số loại vật liệu khác như geocell hoặc neoweb. Đối với các ứng dụng nuôi trồng thủy sản, ruộng muối, lót ao hồ thì không cần lớp lót trên.

Rãnh neo được sử dụng để cố định màng. Giúp màng không bị dịch chuyển. Rãnh neo khi thi công cần đo đạc và thực thi đúng theo thiết kế bản vẽ với các bước đơn giản:

  • Đào rãnh neo để thi công chôn mép màng
  • Cần thi công đúng theo thiết kế của bản vẽ trong hồ sơ thiết kế. Đặc biệt là chiều rộng và độ sâu của rãnh.
  • Phần rãnh neo không được có mối hàn hay hình dạng bất thường. Cần phải được thi công tỉ mỉ và đúng kỹ thuật để không gây hư hỏng.
Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 6

Khi thi công màng HDPE cần phải được thực hiện cẩn thận và theo dõi giám sát chặt chẽ. Tránh làm rách, thủng màng. Đặc biệt là màng có độ dày dưới 0,5mm. Trong trường hợp thời tiết xấu hoặc có sự cố, việc thi công và giám sát phải dừng ngay lập tức cho đến khi sự cố được giải quyết.

Thi công cần phải lưu ý:

  • Thiết bị phủ màng không được ảnh hưởng tới nền đất
  • Công nhân trải màng không được mang giày hoặc các vật dụng khác có thể ảnh hưởng đến việc thi công. Không được phép hút để tránh gây cháy màng.
  • Sử dụng thiết bị thi công áp suất thấp làm bằng lốp cao su và tải trọng thấp để tránh làm hỏng vật liệu. Đồng thời không chạy trên bề mặt màng đã trải để tránh ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu và công trình.
  • Khi thi công màng liên tục, cần chú ý đến khả năng thoát nước và hướng gió của công trường. Cũng như địa điểm xây dựng, lối vào và kế hoạch xây dựng. Nên tạm dừng thi công màng khi thời tiết xấu. Màng chống thấm cần được nối hàn ngay sau khi thi công, các tấm đã trải phải được đánh dấu cẩn thận.
  • Đổ đất vào rãnh neo K ≥ 0,95. Khi thi công cần phải tuân theo các thông số kỹ thuật để tránh làm hỏng màng. Việc đổ đất nên được thực hiện ngay sau khi thi công màng hoàn thiện để tránh làm tắc nghẽn rãnh neo.

Đơn vị giám sát thi công cần giám sát ngay sau khi dán, hàn màng để nhanh chóng phát hiện những sai sót, những chỗ lỗi để sửa chữa kịp thời.

Hàn là quá trình nối các màng chống thấm lại với nhau bằng phương pháp hàn nhiệt. Mỗi thiết bị hàn đều yêu cầu kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ hàn chính xác. Có thể được thực hiện bằng phương pháp hàn đùn hoặc hàn mỏ hàn tùy thuộc vào dự án. Trước khi hàn màng cần lưu ý:

  • Các mối hàn cần được thực hiện song song với độ dốc lớn nhất, nghĩa là làm việc theo chiều dọc chứ không phải theo chiều ngang so với độ dốc. 
  • Cần hạn chế hàn ở những nơi khó hàn
  • Chiều dài mối hàn ngang chân dốc không được vượt quá 1,5m
  • Mái có độ dốc nhỏ hơn 10% không áp dụng loại quy cách thi công chống thấm mái.
  • Các mối hàn chéo có thể được thực hiện ở phần cuối của màng chống thấm và cắt một góc 45 độ.

Có 3 phương pháp thi công hàng màng chống thấm bao gồm: hàn ép nóng, hàn đùn và hàn khò.

Phương pháp hàn ép nóng

Phương pháp này được áp dụng khi các tấm màng được xếp liền kề nhau. Không áp dụng cho các mối nối hàn chi tiết nhỏ, góc nhỏ. Thiết bị sử dụng là máy hàn nóng có trang bị bên tách cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí. Ngoài ra, máy được trang bị thêm bộ nêm nhiệt, kiểm soát tốc độ để đảm bảo khả năng điều khiển.

Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 7
Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 8

Phương pháp hàn đùn

Đây là phương pháp dùng để sửa chữa các mối nối hoặc hàn những chi tiết nhỏ. Không cần nêm trần như hàn nhiệt, hàn đùn giúp hàn màng thi công với màng đã lắp trước đó nhanh chóng, thuận lợi. Đối với phương pháp này, thiết bị thi công cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ để kiểm soát nhiệt. Tránh quá nóng gây hỏng mối nối hàn.

Phương pháp hàn khò

Sử dụng thiết bị nung nóng nhỏ gọn rất thuận tiện trong việc thi công. Không cần trang bị nhiều vật liệu khác. Phương pháp này được sử dụng để sửa chữa hoặc vá các lỗ thủng của màng. Hàn màng HDPE mỏng.

Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 9

Tiến hành kiểm tra

Cuối cùng là quá trình kiểm tra, giám sát khu vực thi công, độ phẳng của vật liệu, mối hàn… Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Khi phát hiện tình trạng không đạt yêu cầu theo thiết kế cần phải chấn chỉnh ngay để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Toàn bộ khu vực thi công cần được kiểm tra kỹ càng. Bao gồm cả các mối nối hàn và khu vực không thi công hàn để phát hiện sai sót. Trong quá trình kiểm tra, nên đánh dấu để xác định dễ dàng những lỗi cần khắc phục.

Trước khi sửa chữa các mối hàn, hãy đảm bảo bề mặt màng không có bụi bẩn và khô ráo. Việc sửa chữa hàn như những miếng hàn và hàn đính cần hàn trùm ngoài mối hàn ít nhất 100mm và phải được sửa chữa theo khu vực đã đánh dấu xác định từ trước. Một số phương pháp sửa chữa mối hàn:

Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 10
  • Hàn vá: thích hợp để sửa chữa các lỗ và vết rách.
  • Hàn đè và hàn lại: Được sử dụng để sửa chữa các phần nhỏ của mối hàn đùn đã hoàn thiện
  • Hàn điểm: Hàn các vết nứt nhỏ hoặc hàn tăng cường.
  • Hàn nhồi: dùng để hàn đùn vào các mối hàn nóng.
  • Hàn nắp: Sửa chữa mối hàn bị hỏng
  • Hàn đỉnh: Nhỏ trực tiếp vật liệu hàn nóng chảy trực tiếp lên mối hàn hiện có.

Những lỗi hàn sau khi sửa cần được kiểm định lại theo phương pháp không phá hủy tiêu chuẩn và phải đạt tiêu chuẩn. Nếu như kiểm định không đạt thì sẽ tiếp tục sửa chữa đến lúc đạt tiêu chuẩn thì thôi.

Có 2 phương pháp kiểm tra mối nối hàn

Phương pháp kiểm định áp suất không phá hủy
  • Sử dụng các thiết bị kiểm tra để kiểm tra mối hàn
  • Trải ngang mối hàn để xác định lỗ thủng. Hoặc có thể dùng nước xà phòng lên rìa mối hàn để quan sát bóng xà phòng tạo nên. Từ đó dễ dàng xác định lỗ thủng.
  • Tái kiểm định mối hàn cho đến khi phát hiện lỗ thủng
  • Dùng phương pháp hàn đùn để sửa lỗ thủng rồi thực hiện kiểm định chân không
  • Tại chỗ rãnh không khí, nếu mối hàn đã kín và không có vấn đề thì kiểm định chân không sẽ không được chấp nhận.
Phương pháp kiểm định mối hàn phá hủy

Được ứng dụng vào một số vị trí thi công cụ thể đã được chọn từ trước nhằm kiểm định khả năng gắn kết của mối hàn. Phương pháp này được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Tần suất loại bỏ mối hàn thường không quá 1 mẫu/2000m dài mối hàn
  • Cắt 1 mẫu kích thước 18x18cm có mối hàn giữa. Có thể cắt thêm mẫu phụ để kiểm định độc lập, lưu giữ hoặc cho mục đích khác.
  • Mẫu hàn cần đánh số, ghi rõ mẫu kiểm định phá hủy.

Kiểm tra độ ma sát và kháng bóc của mối hàn

Cách kiểm định độ ma sát và độ kháng bóc của mối hàn như sau:

  • 10 mẫu nhỏ có chiều rộng ~25.4mm được cắt từ mẫu hàn
  • Kiểm tra 2 mặt mối hàn nóng
  • 5 mẫu hàn để kiểm định độ kháng bóc
  • 5 mẫu dùng để kiểm tra độ ma sát
  • Có thể dùng máy đo độ căng cứng trong một số trường hợp đặt biệt. Quá trình kiểm định có tốc độ 5cm/phút
  • Với dự án dùng máy đo độ căng thì các giá trị cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu.
Quy trình thi công màng chống thấm chuẩn 11

Nghiệm thu

Sau khi thực hiện xong các bước kiểm tra và kiểm định vật liệu sau thi công, ta sẽ tiến hành nghiệm thu và hoàn thiện, bàn giao công trình.

Trên đây là toàn bộ quy trình thi công màng chống thấm HDPE theo tiêu chuẩn quốc gia  TCVN 8216:2009, TCVN 8297:2009 mà Phú Thành Phát đã chia sẻ với bạn. Rất hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn một số kiến thức về cách thi công màng chống thấm đúng kỹ thuật. Để có thể nhận báo giá màng chống thấm hoặc hỗ trợ tư vấn thi công màng. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực địa kỹ thuật sẽ hỗ trợ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc nhanh chóng, hiệu quả.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact