Mục lục
Thiết kế lưới thép rọ đá, lưới rọ đá có thực sự quan trọng và cần thiết? Có ảnh hưởng như thế nào đối với công trình thi công? Trên thực tế, thiết kế rọ đá cũng cần độ chính xác cao. Vậy thiết kế rọ đá cần lưu ý tiêu chuẩn kỹ thuật gì? Và tiêu chuẩn đó ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi công ra sao? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tiêu chuẩn thiết kế rọ đá
Rọ đá là gì?
Rọ đá là có cấu tạo từ các dây théo mạ kẽm đan lại với nhau. Rọ có dạng hình tổ ong và liên kết lại thành hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật. Rọ đá được chia làm rất nhiều loại. Rọ được ứng dụng phổ biến nhất là rọ đá mạ kẽm và rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, rọ đá còn được chia thành 2 loại: Rọ 2 xoắn (double twisted) và 3 xoắn (triple twisted). Trong đó, rọ đá 3 xoắn là sản phẩm độc quyền mà Phú Thành Phát nghiên cứu dành cho các công trình có yêu cầu thiết kế đặc biệt.
Ứng dụng rọ đá trong các lĩnh vực
Rọ đá được làm theo tiêu chuẩn lưới thép công nghiệp. Đa số được sử dụng vào mục đích bảo vệ đê điều như: chống sạt lở bờ đê, sạt lở sườn đồi, rào chắn an toàn ở những khúc cua gắt trên núi cao. Rọ đá còn được sử dụng làm tường chắn đất, giúp đất không bị sạt lở khi mưa bão. Lưới rọ đá còn được dùng để bảo vệ bờ kè công trình thủy lợi. Đối với ứng dụng này, rọ cần phải đạt đầy đủ tiêu chuẩn khắt khe hơn. Vì vậy rọ cần phải có khả năng chịu tác động lực tốt, không bị biến dạng khi có ngoại lực.
Ngoài ra, ngày nay, lưới rọ đá còn được sử dụng để trang trí khuôn viên sân vườn, nhà ở, hồ cảnh quan. Đây là phong cách trang trí theo phong thủy, với kim, mộc và thủy. Với ý nghĩa mang đến tài lộc và thịnh vượng cho gia đình.
Tiêu chuẩn của thiết kế rọ đá
Tiêu chuẩn sản xuất
Vật liệu thi công rọ đá gồm lưới thép mạ kẽm bọc nhựa PVC hoặc lưới thép mạ kẽm. Lưới sẽ được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 2053:1993 (tiêu chuẩn cơ sở). Đường kính sợi giằng, sợi mép phải lớn hơn sợi đan lưới. Các mắt luới được đan hình lục giác có kích thước đồng đều. Các rọ đá ở tại địa điểm thi công thành dạng hình hộp chữ nhật chuẩn. Rọ phải chế tạo đơn nguyên riêng lẻ liên kết lại. Chỉ số cường độ và độ mềm dẻo luôn phải được đảm bảo. Đối với thảm đá, rọ đá hình hộp chữ nhật,… cần có vách ngăn.
Đối với rọ đá mắt lưới lục giác xoắn phục vụ cho công trình xây dựng giao thông đường thủy,… Sẽ được áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10335:2014.
Thông số tiêu chuẩn thiết kế kích thước rọ đá
CHỈ TIÊU | TIÊU CHUẨN | ĐƠN VỊ | GIÁ TRỊ |
---|---|---|---|
Kích thước ô lưới (8×10) | ASTM A975 | mm | 83×114 |
Loại thép | Mạ kẽm | – | – |
Đường kính dây thép mạ kẽm | ASTM A641 | mm | 2.7 |
Đường kính dây viền | ASTM A641 | mm | 3.4 |
Khối lượng kẽm mạ theo diện tích | BSEN 10244-2 Class A hoặc ASTM A641 Class 3 | g/m2 | 275 |
Cường độ chịu kéo của dây thép | BS 1052, ASTM A370 | Kg/mm2 | 38 – 55 |
Lực căng mắt lưới | ASTM A975 | Kn/m | 40 |
Khối lượng riêng PVC | ASTM D192 | Kg/cm3 | 1.3 – 1.5 |
Độ cứng PVC | ASTM D2204 | D | 50 – 60 |
Cường độ chịu kéo PVC | ASTM D412 | Kg/cm2 | 210 |
Độ giãn dài | ASTM D412 | % | >200% |
Module đàn hồi 100% độ giãn dài | ASTM D412 | Kg/cm2 | >190 |
Chiều dày nhựa bọc | ASTM A975 | mm | 0.5 |
Sai số kích thước | Dài/rộng: 5%; Cao: 10% | – | – |
Tiêu chuẩn lắp đặt rọ
Khi thi công, sử dụng sợi lưới thép(~2-3mm) để buộc ở các mép của rọ và vách. Bố trí 4 sợi liên kết chéo trong mỗi ô với chiều cao và bề rộng như nhau. Khi chiều cao bằng một phần ba bề rộng rọ có thể không cần các sợi liên kết chéo. Không bị sổ mối khi một sợi đơn lẻ của tấm lưới bị cắt đứt.
Sử dụng sợi thép buộc tất cả các mép đứng với nhau, cách nhau khoảng 150mm khi lắp ráp. Các đơn nguyên cũng được nối bằng cách trên bởi các vòng cong, sợi thép buộc hoặc sợi liên kết. Các sợi buộc bên trong được buộc trong mỗi ô chắc chắc và cách đều nhau.
Các rọ phải đặt đầy đá đảm bảo ngay phẳng. Xen kẽ việc đặt đá và liên kết sợi thép. Khi rọ đầy, nắp phải được uốn cong lên trên đến các cạnh, mép và được buộc bằng dây thép một cách chắc chắn.
Quy trình quản lý chất lượng của Phú Thành Phát
Toàn bộ sản phẩm rọ đá, lưới thép của Phú Thành Phát đều được sản xuất dựa trên hệ thống quản lý chất lượng qua các khâu:
- Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào: Bao gồm chất lượng dây thép, cường độ kéo và đường kính dây. Chất lượng mạ kẽm, trọng lượng kẽm và độ bám dính. Chất lượng hạt nhựa, tỷ trọng, độ cứng và cường độ kéo.
- Chất lượng quá trình bọc nhựa: độ đồng tâm, độ bám dính của nhựa với dây thép, khâu dệt lưới, độ đồng nhất mắt lưới, khổ rộng.
- Chất lượng quá trình đóng gói: cắt, ép, đóng gói, nhãn mác rọ đá phảithỏa mãn tối đa yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.
Kết Luận
Thiết kế rọ đá cần phải tuân thủ ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cơ sở (tiêu chuẩn sản xuất thông thường) và tiêu chuẩn Quốc gia (tiêu chuẩn phục vụ cho các công trình thủy lợi, công trình thuộc cấp quốc gia). Ngoài ra, rọ đá cũng cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật để chất lượng rọ đá được đảm bảo. Để có thể thiết kế, sản xuất một sản phẩm rọ đá đạt tiêu chuẩn, nhà sản xuất cần phải chú trọng nguyên vật liệu đầu vào. Bao gồm cả các khâu sản xuất khác, đều cần thường xuyên kiểm tra và quản lý khắt khe. Vì khi tiêu chuẩn sản xuất và yêu cầu kỹ thuật được đảm bảo sẽ giúp tăng tuổi thọ công trình cũng như khả năng chống chịu của rọ.
Phú Thành Phát tự hào là thương hiệu sản xuất rọ đá đạt tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Với kinh nghiệm sản xuất và cung cấp rọ đá cho hàng trăm dự án khác nhau, chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả các tiêu chí và yêu cầu thiết kế mà bạn đặt ra. Liên hệ với Phú Thành Phát để nhận báo giá nhanh nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…