Tường rọ đá được ứng dụng làm công trình làm tường chắn trọng lực đơn giản nhưng mang lại rất nhiều hiệu quả và lợi ích trong xây dựng. Vậy có bao nhiêu loại tường chắn trọng lực? Loại tường chắn trọng lực nào sẽ ứng dụng rọ đá? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về tường rọ đá thông qua nội dung sau đây nhé.
Tường chắn trọng lực là gì?
Tường chắn trọng lực hay còn được gọi là tường chắn đất hoặc tường chắn đất trọng lực là công trình được xây dựng tiếp xúc với khối đất sau tường và chịu tác động của áp lực đất. Giúp giữ cho mái đất đắp hoặc mái hố đào không bị sạt lở, sụt lún. Được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi,…
Các loại tường chắn trọng lực
Phân loại theo độ cứng
Dựa trên độ cứng của tường có thể chia làm 2 loại là tường cứng và tường mềm.
- Tường chắn cứng: Là loại tường không bị biến dạng khi chịu áp lực trọng lực. Chỉ có thể chuyển vị tính tiến và chuyển vị xoay. Điển hình như tường bê tông, tường rọ đá, tường gạch,…
- Tường chắn mềm: Là loại tường dễ bị biến dạng khi chịu áp lực đất lớn. Ví dụ như tường làm bằng gỗ, thép, tường cừ,…
Phân loại theo kết cấu
Phân loại theo kết cấu ta sẽ chia ra làm 4 loại tường chắn đất, cụ thể:
- Tường liền khối (bê tông, đá, gạch,…)
- Tường lắp ghép
- Tường rọ đá
- Tường đất có cốt
Trong bài viết này, ta sẽ đi tìm hiểu về các loại tường chắn có sử dụng rọ đá để hiểu rõ hơn về tường rọ đá nhé!
Các loại tường chắn rọ đá phổ biến
Tường rọ đá
Tường chắn rọ hay còn gọi là tường chắn rọ đá hộc là một loại tường chắn có cấu trúc chắc chắn và bền vững được sử dụng trong các công trình xây dựng như cầu đường, đập, kè, nhà máy điện, bến cảng, khu vực khai thác khoáng sản,… Nhằm bảo vệ các cơ sở hạ tầng trước các hiểm họa của tự nhiên như sụt lún, sạt lở, lũ lụt,…
Ưu điểm
- Vận chuyển dễ dàng, thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đặc tính lưới rọ có tính đàn hồi cao, thích ứng với môi trường và đa dạng địa hình khác nhau.
- Giảm thiểu sự biến dạng và dịch chuyển trong quá trình sử dụng.
- Đa dạng thiết kế và kiểu dáng phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng.
- Chịu lực tốt, ổn định. Độ bền cao, an toàn và tuổi thọ lâu dài.
Một số loại tường chắn sử dụng rọ phổ biến
Tường chắn đất có cốt
Tường chắn đất có cốt có tên tiếng anh là Mechanically Stabilized Earth – MSE Wall là một hệ thống kết cấu tổ hợp của các lớp đất đắp được nén chặt và các lớp cốt gia cường được cố định vào mặt tường. Tường chắn MSE thường thi công kết hợp với lưới địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật, rọ đá, geocell,… để tăng cường tính năng gia cố. Được sử dụng để xây dựng trong các công trình tường chắn và các nền đường đắp cao với mốc dốc đứng giúp chắn đất, chống xói lở, sụt trượt mái taluy.
Ưu điểm của tường đất có cốt
- Vật liệu thân thiện, dễ dàng làm xanh hóa bề mặt bằng thảm thực vật
- Vượt được khẩu độ chiều cao lớn mà tường bê tông cốt thép truyền thống không làm được
- Mái dốc kè có thể thẳng đứng lên đến 90; Chiều cao kè lên tới 45 – 50m
- Hình dáng dễ uốn lượn theo địa hình
- Không kén chọn loại vật liệu đắp
- Thi công nhanh, dễ dàng
- Giá thành rẻ tiết kiệm khoảng 10-30% so với giải pháp truyền thống
- Vật liệu bền với môi trường tự nhiên, cường lực cao, độ giãn dài thấp, bền vững, tuổi thọ cao
Một số công trình MSE mà Phú Thành Phát đã tham gia và hoàn thiện
Kết luận
Tường rọ đá là một trong những loại tường chắn trọng lực có tác dụng hiệu quả trong công tác xây dựng phòng chống thiên tai, sạt lở. Đặc biệt là tường chắn đất có cốt MSE bản mặt rọ đá. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phân biệt được các loại tường chắn đất cũng như các loại tường rọ đá phổ biến hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thông tin thi công, xây dựng hoặc báo giá rọ đá. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với Phú Thành Phát để chúng tôi hỗ trợ bạn sớm nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Vì sao ứng dụng vải địa kỹ thuật lót gia cố hồ chứa nước?
Mục lụcHồ chứa nước là gì?Vải địa kỹ thuật là gì?Vì sao ứng…
–
Sức kháng bục VĐKT PR đạt tiêu chuẩn ASTM D3786
Mục lụcSức kháng bục là gì?Sức kháng bục vải địa kỹ thuật PR…
–
Kỹ thuật nối may vải địa kỹ thuật theo TCVN 9844:2013
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 9844 là gì?Kỹ thuật nối may vải địa kỹ…