Mục lục
Vải địa kỹ thuật có rất nhiều loại như vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật phức hợp. Nhưng chúng ta thường nghe thấy một thuật ngữ khác chính là vải địa kỹ thuật gia cường. Vậy vải địa kỹ thuật gia cường là gì? Vải địa kỹ thuật gia cường có chức năng như thế nào? Ứng dụng ra sao? Chúng ta hãy cùng Phú Thành Phát khám phá về chủ đề này nhé!
Vải địa kỹ thuật gia cường
Vải địa kỹ thuật gia cường hay còn gọi là vải địa dệt cường độ cao là sản phẩm của vải địa kỹ thuật dệt. Gồm những sợi xơ nhựa được dệt giống như vải may. Chỉ tiêu chất lường thường được thí nghiệm theo 2 hướng chính: hướng dọc máy, viết tắt MD (Machine Direction) và hướng ngang máy, viết tắt CD ( Cross Machine Derection). Sức chịu tải theo hướng dọc máy bao giờ cũng lớn hơn sức chịu kéo theo hướng ngang máy. Vải dệt có hệ số cường độ chịu kéo cao. Hiệu suất đàn hồi cao và độ bền lớn. được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xủ lý đất yếu khi có yêu cầu.
Chức năng của vải địa dệt cường độ cao
Loại vải này thường được sử dụng để trải trên các nền đất yếu. Với mục đích tăng khả năng chịu tải của nền. Có chức năng chính đúng như tên gọi, là gia cường kết cấu của công trình. Chống lại các lực cắt của khối sụt trượt. Ứng dụng chủ yếu ở các công trình lớn, trọng điểm. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng thoát nước
Ứng dụng vải địa kỹ thuật gia cường
Gia cố nền đường
Với sức chịu kéo và kháng thủng vượt trội, vải giúp tăng ổn định, kháng cắt cho nền đường. Ngăn chặn và triệt tiêu các nguy cơ sụt trượt tiềm năng của phần đất đắp cao.
Xử lý nền đất yếu
Trải vải địa gia cường trên lớp đất yếu giúp tăng khả năng chịu tải của nền. Đặc biệt là các nền đường ở các công trình trọng điểm thường xuyên phải chịu tải cao như cao tốc, cầu vượt,…
Chống xói mòn – lọc và tiêu thoát nước
Trong các công trình thủy lợi như đê, đập, kênh mương, kè sông, kè biển,… Vải gia cường được ứng dụng với 2 mục đích chính: Giảm bớt áp lực thủy động bên trong bờ và tiêu bớt năng lượng gây xói mòn (sóng, gió, mưa,…)
Chống sụt trượt mái dốc
Với cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài thấp. Vải gia cường được ứng dụng làm vật liệu gia cố chống sụt trượt mái dốc bằng cách trải thành từng lớp vải địa nằm ngang trong thân mái dốc giúp giảm sụt trượt. Mặt ngoài mái dốc thi công neo lại bằng vải địa để chống xói mòn bề mặt.
Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống
Phủ nền trên đất có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi hoặc nền có nhiều vật liệu có khối lổn nhổn,… Bằng vải địa kỹ thuật gia cường giúp hạn chế các lỗ sụt rỗng, bảo vệ các lớp lót như giấy dầu, màng chống thấm HDPE (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ,…).
Giúp liên kết các cọc
Kết hợp với phương pháp xử lý đất yếu bằng cách cắm cọc. Vải địa dệt công nghệ cao được trải lên các cọc nhằm tạo ra giàn đỡ giúp phân bổ lực tác động tới các đầu cọc được đều và hiệu quả. Đồng thời giúp tiết kiệm được khá lớn lượng cọc sử dụng. Giúp tối ưu chi phí thi công.
Kết luận
Vải địa kỹ thuật gia cường chính là vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao với nguyên liệu đầu vào được kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Để mua vải địa dệt cường độ cao với giá thành rẻ, cạnh tranh. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với Phú Thành Phát. Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp thương mại chính thức vải gia cường GET với chính sách giá ưu đãi, hỗ trợ tận tình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…