Đất yếu là gì? Cách xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật

Đất yếu là gì? Cách xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật

Việc xử lý nền đất yếu là một vấn đề nan giải. Đặc biệt khi thi công trên các địa hình đất bùn, đất sét. Làm sao để gia cố đất và nền đường được ổn định luôn là điều đáng lo ngại. Không chỉ tốn kém rất nhiều chi phí san lấp và gia cố mà còn phải mất khá nhiều thời gian. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thi công, xây dựng. Vậy có phương pháp nào để xử lý nền đất yếu? Xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật đem lại lợi ích kinh tế gì? Ưu điểm như thế nào so với phương pháp truyền thống? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về giải pháp xử lý ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nền đất yếu là nền đất lẫn nhiều hữu cơ (đất bùn, đất sét,…) không đủ khả năng chịu tải, độ bền kém, dễ biến dạng. Đất yếu không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, chỉ có thể xây dựng các công trình nhỏ. Nếu thi công các công trình hạng nặng trên những khu vực địa hình đất yếu rất dễ bị sập, lún. đặc biệt là trong các công trình thi công đường cao tốc. Vì vậy cần có các biện pháp gia cố, xử lý nền móng cho phù hợp. 

Đất sét mềm là đất bao gồm đất sét hoặc đá sét có kết cấu khá chặt, cường độ thấp, ở trạng thái bão hòa. Trong loại đất sét này bao gồm:

  • Phân tán thô: Là những hạt sét có kích thước rất nhỏ, min (>0.002mm). Chứa các khoáng chất nguồn gốc lục địa như thạch anh, fenspat,…
  • Phân tán mịn: Là khoáng chất sét có kích thước nhỏ (2-0.1mm) và những hạt keo cực nhỏ (0.1-0.001mm). Khoáng chất này quyết định tính chất cơ lý của đất sét. Các loại khoáng sét thường gặp điển hình nhất là nhóm kaolinit, monmorilonit, ilit.

Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 2
Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 3

Bùn được là loại đất được tạo trong nước có sự tham gia của rất nhiều vi sinh vật. Độ ẩm của bùn vượt quá giới hạn chảy. Hệ số rỗng e>1 (sét pha cát) và e>1.5 (sét). Độ bền cực kỳ thấp. Góc ma sát xấp xỉ bằng 0

Là trầm tích hiện đại, kết quả tích lũy các vật liệu phân tán mịn ở đáy biển, đáy hồ, bãi lầy.  Chủ yếu là những trầm tích mới lắng đọng, no nước, khả năng chịu tác động lực yếu. Thuộc giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất đá sét.

Than bùn là đất chứa các hỗn hợp vật liệu sét và cát, được hình thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ (chủ yếu là thực vật). Than bùn có độ ẩm cao, khoảng 85-95% hoặc hơn tùy theo địa hình thực tế của đất. Khi xây dựng công trình trên đất than bùn cần áp dụng các biện pháp gia cố nền móng thật vững chắc để hạn chế rủi ro sụt, lún.

Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 4
Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 5

Cát chảy là loại đất ở biển hoặc vũng vịnh, có chứa nhiều hạt cát mịn (0.05-2mm) với kết cấu rời rạc. Thành phần đất này có cấu tạo chủ yếu từ thạch anh và một số tạp chất khác. Cát chảy bị nén chặt nhanh, có hệ số thấm nước lớn, chuyển sang trạng thái chảy khi chịu tải trọng động. Vì vậy, không thể thi công bất kỳ công trình nào trên đất cát chảy nếu như chưa xử lý nền móng.

Đất bazan là loại đất có nguồn gốc từ đá macma do quá trình phun trào núi lửa. Đất bazan chua, hàm lượng oxit sắt-nhôm cao, kết cấu xốp và rất dễ vỡ. Đất có khả năng thấm nước cao, độ rỗng lớn, dung trọng khô bé. Rất dễ bị lún, sập trong quá trình xây dựng và thi công.

Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 6

Xử lý nền đất yếu là một trong những bước quan trọng và cốt lõi nhất trong quá trình thi công và xây dựng. Giúp gia tăng sức chịu tải của đất, giảm hệ sống rỗng, giảm tính nén lún, tăng chỉ số modun biến dạng,… để đảm bảo đất luôn ổn định. Tăng tuổi thọ công trình.

Một số biện pháp để xử lý nền đất yếu thường gặp và sử dụng trong các công trình như:

  • Phương pháp cơ học: đệm cát, đóng cọc, thay đất, nén trước, vải địa kỹ thuật,…
  • Phương pháp vật lý: hạ mực nước ngầm, dùng giếng cát, bấc thấm, điện thấm,…
  • Phương pháp hóa học: xi măng, silicat hóa, điện hóa,…

Mỗi phương pháp sẽ có một ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp Xử lý nền đất yếu bằng vải địa kỹ thuật để tìm hiểu ưu và nhược điểm, cũng như lợi ích mà phương pháp này đem lại hiệu quả như thế nào trong quá trình thi công và xây dựng nhé!

Sử dụng phương pháp vải địa kỹ thuật để gia cố nền đất yếu là một trong những phương pháp phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả. Vải địa giúp gia cường cấu trúc và giảm thiệt hại trong quá trình sử dụng. Thường được sử dụng ở các công trình:

  • San lấp các hố đào hầm mỏ
  • Đắp đường trên nền bùn hoặc đất yếu
  • Thi công đường bộ, đường nông thôn

Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 7

Sử dụng vải địa kỹ thuật để xử lý nền đất yếu giúp hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn cho những công trình giao thông vận tải. Trong những trường hợp thiệt hại dưới bề mặt, vải địa sẽ là một lớp màng hỗ trợ nâng đỡ tạm thời cho đến khi được bảo trì, sửa chữa. Trong một số trường hợp để đảm bảo sự ổn định của kè trên nền đất yếu sẽ sử dụng kết hợp với cọc. Sử dụng vải địa cũng giúp tiết kiệm chi phí bởi vải sẽ làm giảm số lượng cọc.

  • Tạo sàn cho các công trình giao thông, san lấp mặt bằng
  • Giảm khối lượng đất đắp
  • Ngăn ngừa biến dạng của đất trong quá trình đắp lấn
  • Ngăn ngừa tổn thất và thâm nhập của đất đắp
  • Tạo điều kiện thuận lợi lực truyền từ cốt tre vào đất đắp đặt tối đa
  • Gia tăng tốc độ cố kết của hệ thống bấc thấm. Đồng thời ngăn ngừa đất nền xâm nhập vào lớp thoát nước.


Cách thi công vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu

Trải vải địa kỹ thuật PR lên trên nền đất yếu kết hợp với các vật liệu truyền thống như cọc tre, cọc tràm trước khi đắp các vật liệu đất, đá, sỏi,… Được áp dụng trong bước đầu tiên. Rút ngắn thời gian đắp đất cho phép so với các phương pháp thông thường.

Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 8

Vải địa giúp gia cố nền đất yếu

Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu 9

Trải vải địa xử lý nền đất yếu nhanh chóng

Đất yếu là đất có chỉ số chịu lực cực kỳ kém. Cần phải xứ lý nền móng trước khi thi công các công trình xây dựng. Đặc biệt là các công trình hạng nặng nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng. Có rất nhiều phương pháp để xử lý đất. Trong đó phương pháp xử lý đất yếu bằng vải địa kỹ thuật là một trong những phương pháp phổ biến và đem lại nhiều lợi ích kinh tế đáng kế. Để được ưu đãi và nhận báo giá vải địa tốt nhất, hãy liên hệ ngay với Phú Thành Phát nhé!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact