Chào mừng bạn đến với website của Phú Thành Phát

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá? Các loại rọ đá phổ biến

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá? Các loại rọ đá phổ biến

Khi nhắc đến rọ đá, ắt hẳn ai cũng sẽ hiểu rằng đó là loại rọ được thiết kế theo hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật rỗng có 6 cạnh và được lấp đầy đá ở bên trong. Thế nhưng tại sao lại có rọ đá? Rọ đá là gì? Lưới rọ đá có cấu tạo ra sao? Định hình rọ đá như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu các thông tin rọ đá chuẩn xác hơn qua bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!

Rọ đá là một hệ thống lưới thép có cấu tạo từ lõi thép mạ kẽm hoặc lõi thép mạ kẽm bọc nhựa PVC đan lại với nhau thành những ô lưới xoắn kép dạng mắt cáo và được định hình rọ bằng khung có dây viền với đường kính lớn hơn thành khối hình học rỗng bên trong để đựng đá. Mỗi rọ đá đều có nắp (nắp liền hoặc nắp rời tùy theo kích thước) và dây buộc kèm theo.

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 2

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 3

Rọ đá có cấu tạo thông thường từ 3 bộ phận:

  • Dây đan: Được làm bằng thép không gỉ. Có độ đồng đều về chất lượng, lực kéo. Được xoắn 2 hoặc 3 vòng chắc chắn. Có 2 loại là dây thép mạ kẽm và dây thép mạ kẽm bọc nhựa PVC
  • Dây viền: Là dây thép nhưng kích thước đường kính lõi lớn hơn dây thép đan. Cố định cho các tấm lưới đan và làm khung định hình rọ đá chắc chắn.
  • Dây buộc: Là dây để giằng, gia cố các rọ đá với nhau. Có đặc tính và kích thước như dây thép. Dùng để liên kết nắp rọ với rọ.
  • Vách ngăn: tạo thành từ các dây thép đan với nhau

Rọ đá có cấu tạo dây thép với khả năng biến dạng cao. Giúp rọ chịu được áp lực do đất, nước tốt hơn. Trong trường hợp kết cấu xây dựng được đặt trên khu vực địa chất yếu. Có khả năng bị xói mòn và sạt lở do sóng ngầm hoặc do áp lực dòng chảy lớn. Chức năng biến dạng sẽ giúp rọ được bền vững. Bảo vệ cho công trình không bị ảnh hưởng về kết cấu và chất lượng.

Rọ đá sẽ được định hình bằng cách xếp thành từng lớp và liên kết với nhau thông qua dây buộc tạo nên một khối vững chắc giữa các rọ. Đá trong rọ lại được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua khung dây thép viền rọ. Ngăn chặn sự dịch chuyển đá trong rọ. Từ đó, các viên đá được xếp chặt với nhau sinh ra lực liên kết rất lớn. Nhờ vào yếu tố này mà rọ đá có khả năng chống chịu tốt với các lực tác động từ bên ngoài môi trường tự nhiên. Giúp tăng khả năng chịu lực và tuổi thọ cho công trình.

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 4
Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 5

Một trong những chức năng cực kỳ quan trọng có thể kể đến của rọ đá là chống xói mòn. Chức năng này giúp rọ đá trở thành một loại vật liệu không thể thiếu khi thi công các công trình thủy lợi, cầu đường. Sự liên kết của các viên đá trong rọ theo năm tháng sẽ được tăng lên bởi sự sinh trưởng của rễ cây, cỏ dại, rong rêu hoặc bùn đất,… lấp kín lỗ rỗng. Từ đó nâng cao khả năng chống xói mòn. Giúp rọ phát huy chức năng chống xói một cách hiệu quả nhất.

Lưới rọ đá được định hình thành các mắt lưới thông thoáng, có khả năng thoát nước cực kỳ nhanh. Được ứng dụng rất phổ biến đối với các công trình ở khu vực thường xuyên mưa lũ hoặc xây dựng kè đập thoát nước. Nếu muốn phát huy hết tác dụng thoát nước của rọ đá, nên sử dụng loại rọ đá thông thường kết hợp với những viên đá nhỏ để tạo sự thông thoáng nhất cho rọ. Ví dụ: sử dụng rọ có kích thước mắt lưới nhỏ như 60x80mm để chứa đá nhỏ. Không chỉ giúp đảm bảo khả năng thoát nước tốt mà còn rất dễ thi công.

Rọ đá được ứng dụng cho những trường hợp chịu lực tác động, gia cố công trình, thoát nước và chống xói. Điển hình như:

  • Làm tường chắn đất, tường chắn trọng lực hoặc tường chắn nước như kè bờ biển, bờ sông suối để điều chỉnh dòng sóng ngầm.
  • Kết cấu chân khay, hố móng, chân cầu,… cho các công trình.
  • Lớp bảo vệ mái dốc, lòng kênh, lòng mương,…
  • Các kết cấu bờ đê trọng lực, chính trị dòng, đập chắn nước,,..

Rọ đá có rất nhiều chủng loại và đa dạng về kích thước. Để phân biệt rọ, ta sẽ dựa trên 2 phương thức chính. Bao gồm:

  • Dựa vào cấu tạo rọ: Có 2 loại chính là rọ đá mạ kẽm và rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC
  • Dựa vào hình dáng rọ: Có 6 loại rọ là rọ đá, thảm đá, thảm rọ đá, rồng đá, rọ đá neo và rọ đá hộc.

Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách phân biệt các loại rọ này, hãy cùng Phú Thành Phát xem tiếp nội dung bên dưới nhé!

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 6

Rọ đá mạ kẽm

Rọ đá mạ kẽm là rọ đá có cấu tạo từ các dây thép được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng đan lại với nhau thành hình mắt lưới. Loại rọ đá mạ kẽm này thường sẽ được sử dụng cho các công trình trên cạn hoặc khu vực tiếp xúc không bị oxi hóa quá mạnh. Điển hình như dùng để chống sạt lở đèo, chống lở đất dưới chân núi.

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 7

Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC

Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC là sản phẩm rọ đá có cấu tạo từ các dây thép được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng và được phủ một lớp nhựa PVC bên ngoài. Nhờ vào lớp kẽm được bọc mà loại rọ này có khả năng chống oxy hóa cao hơn so với rọ lưới thép mạ kẽm. Được ứng dụng phổ biến ở các công trình có môi trường oxy hóa cao như các công trình thủy lợi: Kè sông, kè biển, bờ suối, kênh, mương, đập thủy lợi,…

Rọ đá

Rọ đá là loại rọ được sử dụng phổ biến nhất trong các loại kích thước rọ khác. Với thiết kế hình hộp chữ nhật có 1 hoặc không có vách ngăn. Dùng để đựng đá vào bên trong và liên kết với nhau bằng dây thép buộc. Rọ đá bên trong được chia thành các vách ngăn khi rọ có thiết kế chiều dài lớn. Nhằm hạn chế sự dịch chuyển của đá sau khi xếp vào rọ. Rọ đá sẽ được ứng dụng với mục đích chính là bảo vệ và gia cố, chịu lực công trình như làm tường chắn trọng lực, chân khay hoặc tường đất có cốt,…

Thảm đá

Thảm đá là loại rọ có kết cấu giống như rọ đá nhưng sẽ có kích thước và hình dáng khác rọ đá với chiều cao < 0.5m và chiều dài lớn hơn 3m. Thảm đá bên trong sẽ có các vách ngăn dài 1m để hỗ trợ chống sự chuyển vị của đá sau khi xếp. Nâng cao khả năng liên kế và chịu lực của đá. Thảm đá được ứng dụng chủ yếu cho các công tác chống xói mòn, bảo vệ chân kè, làm mái kè bờ sông, bờ biển hay hộ chân chống xói cho tường chắn

Thảm rọ đá

Thảm rọ đá là sự kết hợp của rọ đá và thảm đá, có kích thước chiều cao rọ >=0.5m dạng hình hộp chữ nhật và có vách ngăn dài 1m. Thảm rọ đá được chế tạo và sử dụng khi có yêu cầu cao về khả năng kết hợp giữa chức năng chống xói và chịu lực. Được ứng dụng nhiều trong các công trình như:

  • Kết cấu công trình biển (đê chắn sóng, kè bảo vệ cảng,…)
  • Các công trình ở nơi có tốc độ dòng chảy lớn và điều kiện thủy văn phức tạp.
  • Kè bảo vệ siêu tải trọng.

Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 8
Rọ đá là gì? Cấu tạo rọ đá 9

Rồng đá

Khác với rọ đá và thảm đá, rồng đá là một loại rọ đá hình trụ tròn được liên kết bằng cách buộc hợp chốt thép hai mép viền của khổ lưới tạo thành hình trụ và buộc túm hai đầu rọ sau khi lấp đầy đá bên trong. Rồng đá được ứng dụng trong các công trình đập thủy điện, cảng tạm hoặc các công trình chống xói ngầm, có địa hình không bằng phẳng,…

Do kết cấu và đặc biệt nên rồng đá cũng ít được sử dụng trong các công trình thông thường. Vì vậy so với rọ đá và thảm đá, thảm rọ đá, rồng đá dường như kém phổ biến hơn rất nhiều.

Rọ đá neo

Rọ đá neo là rọ đá đặc biệt có cấu tạo hình chữ L bao gồm rọ đá và 1 tấm lưới neo bằng thép được định hình cố định vào rọ. Trong đó, phần rọ đá đóng vai trò tạo khuôn cấu trúc, giữ vững kết cấu cho nền đất và bảo vệ nền đất có cốt khỏi bị tác động ngoại lực xâm nhập, phá hủy như sụt lún, xói mòn và phần lưới neo giữ vai trò làm cốt gia cường. Rọ đá neo chủ yếu được ứng dụng để chống lại sự sạt lở tại các bờ sông và khu vực sông có dòng chảy mạnh, để bảo vệ chúng khỏi xói mòn. Ứng dụng trong các công trình xây dựng đặc biệt, kết cấu chỉnh trị như đê chắn sóng, hộ chân khay, chân đê,…

Rọ đá hộc

Rọ đá hộc hay còn goi là rọ hôc là loại rọ đá thông thường nhưng đá sử dụng để lấp vào trong rọ là đá tảng hay đá hộc có kích thước lớn. Chính vì sử dụng để đựng đá kích thước lớn nên kích thước mắt lưới của rọ đá hộc cũng sẽ lớn hơn bình thường (khoảng 14cm-20cm). Quy cách thông thường của rọ đá hộc là 2mx1mx0.5m (dài/rộng/cao). Rọ đá hộc có khả năng chịu lực tốt. Được ứng dụng chủ yếu làm tường chắn hoặc tường cảnh quan.

Rọ đá có rất nhiều loại với kích thước đa dạng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Phổ biến nhất là một số loại rọ như: 60x80mm, 80x100mm, 100x120mm với 2 vòng thép xoắn đan. Ở các loại rọ đặc biệt, kích thước mắt rọ có thể lên đến 200mm. Dưới đây là một số kích thước rọ thông dụng:

  • Kích thước đường kính sợi dây đan: 2-3mm
  • Kích thước đường kính sợi dây viền: 2.7-6mm
  • Kích thước mắt lưới thông dụng: 8x10mm, 10x12mm, 12x14mm, 14x16mm
  • Kích thước phủ bì rọ đá thông thường: 2x1x0.5mm với mắt lưới P10 (10x12mm), dây đan 2.7mm, dây viền 3.4mm.

Đặc biệt, Phú Thành Phát là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và sản xuất rọ lưới lục giác xoắn 3. Ở loại rọ này có ứng suất căng dây lưới đạt rất lớn. Do dây lưới được căng toàn bộ nên khả năng làm việc của lưới tốt hơn rất nhiều so với lưới 2 xoắn thông thường.

Rọ đá có 4 chức năng chính là bảo vệ, chịu lực, chống xói mòn và thoát nước. Bên cạnh đó, rọ đá được phân loại dựa trên 2 cơ sở là cấu tạo rọ và hình dáng rọ. Mỗi loại rọ sẽ có kích cỡ khác nhau tương ứng với ứng dụng chính của từng loại. Phú Thành Phát tự hào là cơ sở sản xuất rọ đá với đa dạng chủng loại, đáp ứng được tất cả các nhu cầu thiết kế của từng dự án với giá thành cực kỳ rẻ và cạnh tranh. Để được giải đáp thắc mắc hoặc nhận báo giá rọ đá sớm nhất. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến Phú Thành Phát, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và gửi báo giá sớm nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact