Mục lục
Khác với cấu tạo của rọ đá thông thường, rọ đá đuôi neo được ứng dụng rất nhiều trong các công trình có địa hình phức tạp, sóng ngầm và có khả năng sụt lún, xói mòn cao. Vậy rọ đá neo khác gì so với rọ đá thông thường? Tại sao rọ đá neo lại được ứng dụng chủ yếu trong các công trình chỉnh trị như vậy? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về chủ đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Rọ đá neo
Rọ đá neo hay còn được gọi là rọ đá đuôi neo, rọ đá có đuôi, có hình dạng giống như một chiếc rọ đá thông thường nhưng được thiết kế thêm một tấm lưới thép được định hình cố định vào rọ. Giúp rọ đá có thêm điểm neo bám và tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với mặt đất. Độ dài lưới neo càng lớn, dung tích rọ sẽ càng lớn và ngược lại. Thiết kế này làm gia tăng khả năng chịu lực của các khối đá trong rọ.
Thông thường, ở tấm neo còn được chèn lót thêm một lớp vải địa kỹ thuật ở bên dưới để tiêu thoát nước và giữ đất không cho xói mòn chân công trình. Các khối đá trong rọ đá neo thường được để ở phía lớp trên cùng vì phải chịu lực rất lớn dưới tác động của năng lượng nước trong dòng chảy hoặc đất.
Rọ được làm từ lưới thép xoắn kép, được phân chia đồng đều thành các ô lục giác và liên kết với nhau thành rọ có hình hộp chữ nhật. Sau đó được lấp đầy bằng đá (10-20 cm) để tạo thành cấu trúc tường chắn nguyên khối, có tính thấm và kết cấu mềm.
Chức năng và ứng dụng rọ đá neo
Chức năng
So với rọ đá thông thường, rọ đá có đuôi cũng không có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, do đặc thù cấu tạo nên rọ đá sẽ có khác biệt rõ rệt về cách ứng dụng trong từng công trình. Rọ có 4 chức năng chính và cơ bản:
- Bảo vệ
- Chịu lực
- Chống xói mòn
- Thoát nước
Ứng dụng
Vì có cấu tạo đặc thù nên sẽ có sự khác biệt về chi phí và biện pháp thi công. Do đó, rọ đá có đuôi không thực sự phổ biến bằng các loại rọ đá khác trong các công trình gia cố, bảo vệ kết cấu công trình. Nhưng trong những dự án có địa hình phức tạp và đòi hỏi một giải pháp gia cố hiệu quả hơn, thì lúc này rọ đá neo sẽ là giải pháp được ưu tiên sử dụng. Đặc biệt là trong các kết cấu chỉnh trị và gia cố đất, làm tường chắn gia cố mái dốc.
Ứng dụng trong các kết cấu chỉnh trị
Rọ đá neo được ứng dụng trong các kết cấu chỉnh trị. Điển hình như đê chắn sóng, đá đổ, bảo vệ, hộ chân khay, chân đê,… Nhờ vào kết cấu đặc biệt và liền khối. Rất hiệu quả trong việc chống xói, phá hoại hoặc chiều sâu xói không xác định. Tương thích tốt với đường bao của đất (cho phép lún lệch mà không phá hoại kết cấu) và tăng cường khả năng bảo vệ công trình.
Kết cấu của rọ cho phép thấm và lọc nước ngầm hiệu quả. Đồng thời, đây còn là vật liệu bề bỉ với tuổi thọ có thể lên đến 120 năm. Phù hợp cho công trình cần sự kiên cố và khó duy tu.
Rọ đá neo chủ yếu được ứng dụng để chống sạt lở tại bờ sông. Khi nước sông tiếp tục vỗ vào sườn sông, những sườn dốc bên sông từ từ trở nên yếu hơn và có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Việc sử dụng rọ đá neo sẽ giúp gia cố tốt hơn cho bờ sông.
Gia cố đất và làm tường chắn gia cố mái dốc
Rọ đá neo được làm từ lưới thép xoắn kép, được phân chia đồng đều thành các ô lục giác, được liên kết với các khối tương tự và được lấp đầy bằng đá (10-20 cm) để tạo thành cấu trúc tường chắn nguyên khối, có tính thấm, kết cấu mềm, lớp bảo vệ kênh và đập để chống xói.
Giải pháp rọ đá neo sử dụng đá hộc là kết cấu gia cố có tính linh hoạt cao, thích nghi dễ dàng với sự dịch chuyển của đất nền, phù hợp với các công trình tường chắn trong khu vực sông, biển.
Tiêu chuẩn thiết kế rọ đá đuôi neo
So với rọ đá thông thường, rọ đá có đuôi sẽ đòi hỏi kỹ thuật gia công phức tạp hơn. Song, chất lượng của lưới thép chính là cơ sở quyết định chất lượng của rọ đá. Bởi sự liên kết giữa các mắt lưới một khi bị phá hủy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình. Vì thế sản xuất rọ đá neo cần được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình cụ thể. Kiểm duyệt kỹ càng từ khâu chọn nguyên liệu thép đến xuyên suốt quá trình sản xuất rọ.
Rọ có dạng hình khối lập phương, hình hộp chữ nhật, hình thang,… Tùy theo yêu cầu thiết kế của công trình. Các chi tiết chính bao gồm: 1 tấm thân liền đan liên tục, 2 tấm hồi được liên kết với thân rọ bằng các mối liên kết buộc, một tấm cạnh có chiều dài bằng chiều ngang neo hoặc bằng chiều dài rọ và liên kết với rọ bằng dây buộc.Tùy theo quy mô và hình dạng công trình mà chọn kích thước rọ đá đuôi neo cho phù hợp.
Rọ đá đuôi neo được đan với kích thước mắt lưới thông dụng như P6 (6×8)cm, P8 (8×10)cm và P10 (10×12)cm. Dung sai kích thước mắt lưới là ± 10%. Các mắt lưới có hình lục giác xoắn kép và được sản xuất bằng dây thép mạ kẽm nhúng nóng hoặc dây mạ kẽm bọc nhựa PVC được dệt thành các tấm panel liên tục theo tiêu chuẩn BS443 để bảo đảm độ bền vững trong môi trường đất. Không sử dụng dây thép mạ điện phân để sản xuất rọ đá đuôi neo.
Đơn vị cung cấp rọ đá đuôi neo uy tín – chất lượng
Phú Thành Phát là đơn vị sản xuất rọ đá có đuôi hàng đầu hiện nay. Với quy mô nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn Việt Nam, rọ đá được kiểm nghiệm chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào. Đảm bảo lưới thép đạt đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng sản xuất. Với kinh nghiệm hơn 14 năm trong lĩnh vực địa kỹ thuật, Phú Thành Phát tự hào sẽ là đơn vị uy tín – chất lượng đồng hành cùng bạn trong tất cả các công trình và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
Để được tư vấn thêm thông tin về rọ đá đuôi neo hoặc nhận báo giá sớm nhất. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và gửi báo giá sớm nhất cho bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…