Tầng lọc ngược là gì? Ứng dụng vải địa kỹ thuật làm tầng lọc ngược

Tầng lọc ngược là gì? Ứng dụng vải địa kỹ thuật làm tầng lọc ngược

Có rất nhiều phương pháp chống xói mòn, sạt lở ngầm trong nền đất. Trong đó, tầng lọc ngược là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình. Vậy tầng lọc ngược là gì? Cấu tạo của tầng lọc ngược ra sao? Vải địa được ứng dụng làm tầng lọc ngược có yêu cầu gì? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây nhé!

Lọc ngược là lớp cát, sạn, sỏi hoặc đá dăm được dùng để bảo vệ đất trong các công trình và trong nền các công trình nhằm bảo vệ đất khỏi bị xói ngầm cơ học* cũng như khỏi bị ép phì, đùn đất** cuốn đi trong những trường hợp cá biệt. Chức năng chủ yếu của lọc ngược là ngăn ngừa xói ngầm cơ học nguy hiểm trong đất hạt nhỏ cần bảo vệ. Trong trường hợp cá biệt, lọc ngược có thể làm nhiệm vụ gia tải chống hiện tượng đùn đất.

*Xói ngầm cơ học: Hiện tượng chuyển vị của đất và hiện tượng lôi các hạt nhỏ từ trong tầng đất ra ngoài do tác dụng của dòng thấm.
**Đùn đất: Hiện tượng tách rời và chuyển vị của đất gây ra bởi dòng thấm đi lên.

Dựa vào cấu tạo của tầng lọc ngược mà ta chia thành 2 loại tầng lọc cơ bản. Bao gồm thấm ngang và thấm dọc. Trong đó:

  • Thấm ngang (thấm qua mặt cắt ngang lớp lọc): Kiểu lọc ngược này được đặt ngang qua nền móng hoặc khu vực cần lọc ngược. Giúp ngăn chặn chuyển vị của hạt đất. Bảo vệ nền đất khỏi sự xâm nhập của nước ngầm từ bên ngoài. Các vật liệu được sử dụng trong kiểu này thường là cát, sỏi và đá dăm với kích thước thành phần hạt lọc lớn.
  • Thấm dọc (thấm dọc theo lớp lọc): Kiểu lọc ngược này được đặt dọc theo bề mặt và nằm dưới công trình. Giúp ngăn chặn sự thoát nước từ bên trong công trình ra bề mặt. Cho phép thoát nước dư thừa ra khỏi khu vực bảo vệ và hạn chế sự chuyển vị của hạt đất. Các hạt vật liệu ứng dụng trong trường hợp này sẽ có kích thước nhỏ hơn so với kiểu tầng lọc thấm ngang.

Đặc biệt, tầng lọc có mặt tiếp xúc thẳng đứng giữa hai lớp đất kế cận (đặt ở các lỗ khoan, giếng nước) sẽ được xem là kiểu lọc thấm ngang nếu thấm đi qua chiều ngang hoặc được xem như là kiểu lọc thấm dọc nếu thấm theo chiều dọc.

Một tầng lọc được xem là hoàn thiện và có khả năng lọc ngược phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Độ thấm nước của tầng lọc ngược phải lớn hơn so với độ thấm nước của đất được bảo vệ.
  • Hạt thành phần của tầng lọc ngược phải đảm bảo các chỉ tiêu:
    • Hạt thành phần tầng lọc và đất không được xâm nhập vào nhau.
    • Không xảy ra hiện tượng ứ đọng, bồi tắc lọc ngược.
    • Đảm bảo độ bền, ổn định của tầng lọc trong lớp lọc.
    • Đảm bảo thành phần đất ở khu vực thiết kế tầng lọc bền, ổn định, không bị xói ngầm cơ học.
  • Chiều dày lớp lọc ngược phải lớn hơn chiều dày của vùng tiếp xúc nối tiếp.
  • Khi thi công phải đảm bảo độ đồng đều của hạt thành phần vật liệu.
  • Không được phân lớp vật liệu khi xếp các lớp lọc ngược.

Như đã biết, vải địa kỹ thuật không dệt PR không chỉ có khả năng chịu lực và gia cường tốt mà còn được ứng dụng làm tầng lọc ngược bởi khả năng thoát nước và phân cách các hạt vật liệu cực kỳ hiệu quả. Được sản xuất theo công nghệ xuyên kim hiện đại, vải địa kỹ thuật có các lỗ nhỏ li ti giúp thoát nước nhanh, thẩm thấu tốt và giữ được các hạt vật liệu có kích thước nhỏ khá tối ưu. 

vải địa kỹ thuật làm tầng lọc ngược 2

Vải địa kỹ thuật có chức năng như một đường thấm đáp ứng các yêu cầu thử lực. Để ứng dụng làm tầng lọc ngược, vải địa kỹ thuật phải thỏa mãn yêu cầu đảm bảo các hạt đất sẽ bị giữ lại và không cản trở dòng chảy của nước. Theo yêu cầu sau:

FOS ≤ n Ds

Trong đó :

  • FOS: kích thước lỗ biểu kiến phụ thuộc vào kích thước lỗ rỗng và kích thước bị tắc lại của vải.
  • n: trị số phụ thuộc vào tiêu chuẩn sử dụng.
  • Ds: kích thước đại diện của cỡ hạt. Thông thường là D85, (kích thước hạt thỏa mãn 85% hạt đất lọt sàng).

Ngoài ra, vải địa kỹ thuật phải có hệ số thấm nhỏ hơn đất trong suốt vòng đời của công trình, thỏa mãn yêu cầu:

kG ≥ N ks

Trong đó:

  • kG: hệ số thấm của vải địa kỹ thuật
  • N: trị số phụ thuộc và đặc điểm công trình (thường dao động trong khoảng từ 10 đến 100)
  • ks: hệ số thấm của đất nền

Vải địa kỹ thuật cũng phải thỏa mãn điều kiện không gây tắc hoặc nghẽn và dựa trên mối tương quan giữa kích thước lỗ lọc của vải địa kỹ thuật và đường kính hạt đất. Kiểm tra hiệu suất lọc cũng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm để đánh giá sự phù hợp giữa đất và vải địa kỹ thuật.

Tầng lọc ngược là một trong những phương pháp chống xói mòn ngầm hiệu quả cho công trình. Để tầng lọc ngược có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Khi thiết kế cần tuân thủ các yêu cầu và tiêu chí kỹ thuật thi công. Đặc biệt đối với các vật liệu hạt thành phần và vải địa kỹ thuật cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu đi kèm. Bao gồm hệ số thấm và kích thước lỗ biểu kiến phải đảm bảo khả năng lọc, phân cách nhằm ngăn không cho các lớp đất và lớp lọc xâm nhập lẫn nhau.

Trên đây là tất cả những thông tin về chủ đề “tầng lọc ngược” Phú Thành Phát chia sẻ đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc yêu cầu tư vấn, báo giá về vải địa kỹ thuật. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ gửi báo giá và giải đáp thắc mắc sớm nhất cho bạn.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact