Dây thép mạ kẽm là gì? Các loại dây thép mạ kẽm

Dây thép mạ kẽm là gì? Các loại dây thép mạ kẽm

Dây thép mạ kẽm là một trong những loại vật liệu được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Không chỉ phục vụ cho các công trình xây dựng mà còn đáp ứng đầy đủ mọi lĩnh vực, mọi loại dịch vụ và được ứng dụng gia công, sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau. Vậy dây thép mạ kẽm là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Được phân loại ra sao? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về dây thép mạ kẽm trong bài viết này nhé!

Dây thép mạ kẽm là kim loại có thành phần từ thép carbon nguyên chất được cán kéo và nung nóng thành dây sợi dạng đơn có hình tròn trụ sau đó được mạ kẽm để cho ra thành phẩm là dây thép mạ kẽm. Dây thép mạ kẽm được mạ theo 2 phương pháp khác nhau là mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng. Dây có tiết diện khác nhau và được ứng dụng đa dạng lĩnh vực trong đời sống. 

Dây thép mạ kẽm là gì 2

Mỗi sợi dây thép mạ kẽm sẽ được kết hợp với nhau từ 6 tao cáp (các tăm cáp bện thành một khối xung quanh sợi thép lõi). Mỗi tao cáp được liên kết với nhau bởi các sợi dây thép nhỏ với số lượng sợi thông thường rơi vào khoảng 12 sợi, 19 sợi, 36 sợi, 37 sợi,… Dây thép có càng nhiều liên kết của sợi thép nhỏ thì đường kính dây thép mạ kẽm càng lớn, khả năng chịu lực, chịu tải càng cao.

Dây thép mạ kẽm được sản xuất theo một số quy cách thông dụng như:

  • Đường kính sợi: 1li (mm), 2li (mm), 3li (mm), 4li (mm), 5li (mm)
  • Trọng lượng dây thép mạ kẽm:
    • Dây có đường kính từ 1-2mm: 25kg/cuộn
    • Dây có đường kính từ 2.5-5mm: 50kg/cuộn
Dây thép mạ kẽm là gì 3

Giống với bất kỳ loại vật liệu địa kỹ thuật khác, dây thép mạ kẽm cũng có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Bộ tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng cho dây thép mạ kẽm là bộ tiêu chuẩn ASTM A641 – Standard Specification for Zinc-Coated (Galvanized) Carbon Steel Wire – Đặc điểm kỹ thuật tiêu chuẩn cho dây thép cacbon mạ kẽm (mạ kẽm). Như vậy, để xác định dây thép mạ kẽm có đạt tiêu chuẩn sản xuất hay không, ta đều có thể áp dụng phương pháp thí nghiệm dây thép dựa trên tiêu chuẩn này. 

Bảng 1 – Thông số kỹ thuật của dây thép mạ kẽm theo tiêu chuẩn ASTM A641

Đường kính danh định
(mm)
Độ căng kéoTiêu chuẩn mạ kẽm
(ASTM A641)
Class AClass 3Class 4
Dung saiĐộ phủ kẽmDung saiĐộ phủ kẽmDung saiĐộ phủ kẽm
1,2450 – 600
±0,05
40 – 100±0,05214±0,05336
2,0450 – 60040 – 100229336
2,2450 – 60040 – 100244336
2,5450 – 600±0,0540 – 100±0,05244±0,05336
3,2450 – 60040 – 100259336
3,4450 – 60040 – 100259336
4,0450 – 60040 – 100275336
4,2450 – 60040 – 100275336
4,5450 – 60040 – 100275336

Dựa trên phương pháp mạ ta chia thành 2 loại chính là dây thép mạ kẽm điện phân và dây thép mạ kẽm nhúng nóng. Tuy nhiên, dây thép mạ kẽm nhúng nóng sẽ phổ biến hơn thì dây phải được qua công đoạn xử lý trong bể kẽm nóng. Công đoạn này giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và cải thiện độ bền cho dây thép.

Để hiểu rõ hơn về 2 loại dây thép mạ kẽm này, hãy cùng tìm hiểu ở bảng sau:

Bảng 2 – So sánh đặc điểm của dây thép mạ kẽm điện phân và dây thép mạ kẽm nhúng nóng

Phân loạiMạ kẽm điện phânMạ kẽm nhúng nóng
Cách thứcCách thức giống như sơn, bề mặt sản phẩm sẽ được phủ lên một lớp mạ kẽm mỏngNhúng  sản phẩm đã qua bước xử lý vào trong bể dung dịch kẽm nóng
Ưu điểmLớp kẽm phủ sẽ bám chặt và dần khô hoàn toànTất cả bề mặt đều được phủ kín một lớp kẽm đều nhau. Hình thành nên độ bóng, dày, gia tăng độ bền.
Nhược điểmLớp kẽm chỉ tiếp xúc đến mặt ngoài, còn mặt trong thì lớp mạ kẽm sẽ khó tiếp cận được.Phôi được định tiêu chuẩn riêng trước khi cho vào bể nhúng
Tác dụngLớp kẽm bảo vệ cho bên trong tránh khỏi bị tác động từ môi trường bên ngoài. Đáp ứng tốt cho các ngành luôn yêu cầu về độ mềm dẻo, dễ buộc, quấn,..Giữ cho lớp lõi thép bên trong không bị tác động bởi môi trường bên ngoài, đạt được sự hiệu quả kinh tế cao, tính bền chắc, gia tăng tuổi thọ.

  • Có giá thành thấp, dễ vận chuyển và sử dụng. Tiết kiệm chi phí vật tư và chi phí nhân lực.
  • Có khả năng chống oxy hóa cao, bền bỉ trước các tác động của môi trường, chống ăn mòn tự nhiên và có bền độ cơ học cao.
  • Có khả năng chịu lực, chịu tải tốt, chịu nhiệt cao.
  • Mềm dẻo, có độ biến dạng cao, khó đứt gãy.
Dây thép mạ kẽm là gì 4

Dây thép mạ kẽm là một loại vật liệu được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong mọi lĩnh vực. Nổi bật nhất là một số công dụng:

  • Công nghiệp xây dựng: Được ứng dụng rất phổ biến và rộng rãi. Dây thép mạ kẽm dùng để thi công một số hạng mục. Ví dụ như gia cố cho công trình, làm vật liệu thiết yếu trong cấu trúc liên kết hạ tầng. Đặc biệt là các công trình thủy lợi. Dây thép mạ kẽm nhúng nóng được ứng dụng để làm rọ đá, thảm đá. Rọ đá là loại vật liệu địa kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng. Có chức năng chống xói mòn, giữ đất và chỉnh trị dòng.
  • Ứng dụng làm dây cáp treo, dây bảo vệ,… Công cụ vận chuyển hàng hóa trong các kho, xưởng,..
  • Ứng dụng để chế tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ứng dụng trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nông – lâm – ngư nghiệp.

Dây thép mạ kẽm được cấu tạo từ các tao cáp. Dây càng có nhiều liên kết sợi, đường kính càng lớn, khả năng chịu tải, chịu lực càng cao. Dây thép mạ kẽm đa dụng, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, dây thép mạ kẽm nhúng nóng được ứng dụng thiết kế rọ đá. Đây là loại vật liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong các công trình thủy lợi.

Hy vọng rằng qua bài viết trên giúp bạn biết được sơ lược về cấu tạo, phân loại và ứng dụng của dây thép mạ kẽm. Nếu có thắc mắc, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc ngay khi nhận được yêu cầu.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact