Mục lục
Lưới địa kỹ thuật là một trong những vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng để gia cố vật liệu đắp và nâng cao tải trọng cho các công trình. Dựa theo cấu trúc lưới ta chia làm 3 loại: Lưới địa kỹ thuật 1 trục, 2 trục và 3 trục. Vậy lưới địa kỹ thuật 1 trục có cấu tạo như thế nào? Có bao nhiêu loại? Được ứng dụng cho các công trình nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về loại lưới 1 trục này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Lưới địa kỹ thuật 1 trục là gì?
Lưới địa kỹ thuật 1 trục có tên tiếng anh là Uniaxial Geogrid hay còn gọi là lưới địa 1 phương lực là vật liệu địa kỹ thuật có cấu tạo từ các sợi nhựa nguyên sinh PP/PE/HDPE theo phương pháp dệt kim hoặc ép, đụt, giãn dọc có độ bền cơ học cao được thiết kế thành lưới có khả năng chịu lực theo trục dọc (phương dọc) với độ biến dạng nhỏ. Lưới địa kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu để gia cường, chịu lực và chịu tải trọng vật liệu đắp.
Phân loại lưới địa 1 phương lực
Lưới địa kỹ thuật 1 trục PP
Lưới địa 1 trục PP là lưới địa kỹ thuật 1 phương lực có cấu tạo từ nguyên liệu Polypropylene (PP) 100%. Lưới được tạo thành từ quá trình ép, đùn và đục lỗ, tạo thành lưới theo thiết kế được lập trình sẵn và được cuộn thành cuộn khi thành phẩm. Lưới có đặc tính bền, ổn định dưới tác động sinh hóa tự nhiên và chịu mài mòn do các tác động của sỏi đá rất tốt. Cường lực chịu kéo theo 1 phương cao với cường độ chịu kéo phổ biến là 30kN/m – 600kN/m. Quy cách khổ rộng của lưới thông thường là 1-3m.
Lưới địa kỹ thuật 1 trục PE
Lưới địa kỹ thuật 1 trục PE là lưới địa kỹ thuật được cấu tạo từ 100% sợi nhựa Polyester nguyên sinh (PE) cường lực cao bằng phương pháp dệt kim dọc – ngang và được phủ một lớp keo đặc biệt giúp lưới có khả năng chống tia UV và chịu tác động từ môi trường ổn định hơn. Lưới 1 trục PE có thông số cường độ chịu kéo tốt nhất. Cường lực thông dụng từ 20kN/m-1200kN/m. Được ứng dụng chủ yếu là chức năng gia cố nền đường trong các công trình giao thông. Có quy cách đóng gói với khổ rộng từ 1-6m.
Lưới địa kỹ thuật 1 trục HDPE
Lưới địa kỹ thuật 1 trục HDPE có cấu tạo từ nhựa HDPE bằng quá trình ép, đụt lỗ theo cấu trúc thiết kế được lập trình sẵn. Sau đó, được kéo dài theo phương dọc giúp tạo ra cao phân tử có trạng thái thẳng được phân bố đều với cấu trúc hình bầu dục. Với cấu trúc này, lưới 1 trục HDPE có cường lực chịu kéo cao với mô đun kéo căng được mở rộng lên đến 5%.
Lưới được ứng dụng phổ biến trong các công trình giao thông. Bởi tính năng đặc biệt của lưới 1 trục HDPE. Khi tải trọng tác động lên nền đường, lực sẽ được khuếch tán ra phạm vi lớn thông qua hệ thống dây chuyền của lưới. Hạn chế tình trạng nứt, sụt lún nền đường hiệu quả. Thông thường, lưới HDPE 1 trục có cường độ chịu kéo cao từ 30kN/m đến 300kN/m. Quy cách khổ rộng phổ biến 1-3m.
Ưu điểm lưới địa 1 phương lực
Lưới địa 1 trục có cường độ chịu kéo và khả năng chịu lực rất lớn. Không thua kém gì các vật liệu bằng kim loại. Sử dụng lưới địa kỹ thuật chính là giải pháp tăng khả năng chịu lực và tải trọng của nền đất vượt trội hơn so với các phương pháp truyền thống.
Với đặc tính đặc biệt, giúp cài chặt vật liệu vào trong cấu trúc của lưới. Tạo nên một khối liên kết vững chắc giúp chống lại sự sụt trượt và sạt lở đất đắp. Được ứng dụng làm đê đập, tường chắn đất. Hoặc gia cố vật liệu trên mái dốc cực kỳ hiệu dụng.
Lưới địa có tính đa năng, phù hợp với hầu hết các loại địa hình. Lưới có độ bền cơ học cao. Chịu tác động của môi trường tốt. Ít bị hủy hoại bởi các chất độc hại trong môi trường xung quanh như acid, kiềm, tia UV,…
Giúp tiết kiệm chi phí vật liệu. Tiết kiệm chi phí đào đắp, chi phí nhân lực và duy tu công trình. Tiết kiệm thời gian, tăng năng suất thi công giúp công trình hoàn thành đúng thời hạn.
Ứng dụng lưới địa 1 trục
Giải pháp tường chắn có cốt
Lưới địa 1 phương lực có đặc tính bền vững và chịu lực cao được ứng dụng trong các công trình tường chắn có cốt. Thi công tường chắn bằng lưới địa sẽ kết hợp với các loại vật liệu khác như mặt tường bê tông, hệ thống thoát nước bằng cấp phối đá dăm và ống thoát nước, vật liệu đắp. Với độ bền của lưới, công trình tường chắn có thể đạt chỉ số tuổi thọ lên đến 120 năm.
Ngoài ra, tường chắn bằng lưới địa 1 trục giúp tận dụng vật liệu đắp tại công trình, giảm chi phí đầu tư nguyên vật liệu (tiết kiệm đến 40% so với giải pháp tường chắn bằng bê tông cốt thép). Tường bằng lưới địa có phương pháp thi công đơn giản, thực hiện nhanh chóng giúp giảm chi phí nhân lực và hạn chế các thiết bị thi công hạng nặng nhưng vẫn đảm bảo hiệu dụng cao.
Giải pháp gia cố mái dốc
Dùng lưới địa 1 trục là một trong những phương pháp tối ưu vượt trội cho các công trình gia cố mái dốc. Lưới địa giúp neo bám vật liệu đắp trên nền mái. Làm tăng khả năng chống lực cắt của đất và tăng tính ổn định công trình.
Lưới địa kỹ thuật khi kết hợp với các bao tải đất sẽ là phương pháp hữu hiệu. Thay thế các phương pháp thi công mái taluy có độ dốc lớn truyền thống. Điển hình như gia cố bằng tấm panel bê tông hay gạch block. Với phương pháp này, ta sẽ sử dụng kỹ thuật bó uốn đơn giản kết hợp với quá trình lu lèn để ổn định bề mặt.
Vì lưới địa 1 trục chỉ chịu lực theo 1 phương nên để tăng cường khả năng chịu kéo của lưới cần kết hợp các biện pháp neo bằng cọc hoặc gấp vuông cuộn mép lưới địa. Ngoài ra, để tăng lực ma sát tiếp xúc giữa đất và lưới thì cần chế tạo thêm các nốt sần và các chi tiết để nối các đoạn lưới khi chồng lên nhau.
Hiện nay, phương pháp ứng dụng lưới địa kỹ thuật gia cố mái dốc taluy kết hợp với phủ xanh bề mặt bằng cỏ hoặc thảm thực vật đang là một giải pháp vừa tăng tính thẩm mỹ cho công trình vừa thân thiện với môi trường. Không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn đem lại lợi ích kinh tế lớn đối với chủ đầu tư.
Giải pháp gia cố các công trình thủy lợi
Kè sông, kè biển, đê điều,… Thường xuyên bị xói mòn, xâm thực. Do mực nước biển dâng cao và áp lực từ sóng biển vào bờ. Trong trường hợp này, lưới địa kỹ thuật sẽ được ứng dụng như một màng chắn chống thấm nước. Giúp chịu áp lực từ đất và nước. Lưới địa 1 trục có vai trò gia cường, tạo lớp phân cách giữa đập và sông, biển trong các công trình. Nâng cao khả năng chịu lực và ổn định nền móng của đê, đập.
Đặc biệt, khi lưới địa kỹ thuật kết hợp với rọ đá sẽ tạo ra một kết cấu bền vững và chặt chẽ. Giúp nâng cao tuổi thọ công trình và đảm bảo kiên cố dài lâu. Đây là một giải pháp được áp dụng rộng rãi ở khắp thế giới. Không chỉ có tính bền vững mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí nhân công và nguyên vật liệu. Mang lại hiệu quả kinh tế cực kỳ cao.
Mua lưới địa kỹ thuật 1 trục ở đâu uy tín, giá tốt?
Để chọn mua lưới địa giá tốt trước hết phải tìm được đơn vị cung cấp lưới địa uy tín. Hơn nữa phải là đối tác trực tiếp của các thương hiệu lưới địa nổi tiếng. Vì hiện nay, lưới địa chưa được nghiên cứu và sản xuất trong nước. Cho nên, tất cả các sản phẩm lưới địa đều là hàng nhập khẩu 100%. Nếu không lựa chọn đơn vị cung cấp chất lượng thì tỷ lệ mua lưới giá cao hoặc hàng giảm mạo, kém chất lượng rất có thể xảy ra.
Phú Thành Phát tự hào là đơn vị có hơn thập kỷ thâm niên trong lĩnh vực địa kỹ thuật. Đồng thời cũng là đối tác trực tiếp và chính thức của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Điển hình như Tensar, Hock Technology, Hangzhou Baosu, Shandong Obor,… Không chỉ cung cấp sản phẩm chính hãng, hàng nhập khẩu chất lượng mà còn có nhiều ưu đãi và chiết khấu tốt trực tiếp, độc quyền từ Phú Thành Phát. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá ưu đãi tốt nhất từ chúng tôi. Vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline của công ty. Phú Thành Phát sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc ngay khi nhận được thông tin của bạn!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…