Biện pháp thi công vải ĐKT PR

Biện pháp thi công vải ĐKT PR

Vải ĐKT PR là loại vải địa được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy công tác thi công của loại vải này được thực hiện như thế nào? Quy trình cơ bản để thi công vải địa PR ra sao? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về biện pháp thi công loại vđkt này qua nội dung bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!

VĐKT PR được biết đến là loại vật liệu có 3 chức năng chính: phân cách, gia cường và tiêu thoát nước. Được ứng dụng cho các công trình giao thông Tiêu biểu như các loại đường có và không có tầng mặt cấp cao. Ngoài ra, ứng dụng trên các đê đập cao để gia cố với cường độ kéo đủ đáp ứng cho áp lực nước và trọng lực tác động. Đồng thời, phải đảm bảo tính chất tiêu thoát, lọc ngược tốt.

Việc vải có hoạt động tốt, đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật hay không thì thi công vải đúng kỹ thuật là một yếu tố rất quan trọng. Để có khả năng phân cách hiệu quả, đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công hoặc bởi các vật liệu sắc cạnh như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng hoặc do lớp đất đắp không đủ dày khi đổ đất,…

Để ngăn ngừa nguy cơ bị chọc thủng, cần phải tính toán các thông số kỹ thuật để xác định khả năng kháng thủng của vải. Các thông số tiêu biểu như:

  • Tiêu chuẩn vđkt đáp ứng thi công và lắp đặt có khả năng kháng thủng
  • Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải. Yếu tố này phụ thuộc vào địa chất, giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.
  • Địa chất của địa hình. Điển hình như: sỏi, đá trong đất đắp,… Đặc biệt là đối với đất lẫn hạt sỏi.
  • Lựa chọn thiết bị thi công phù hợp. Tính toán tải trọng và diện tích bánh xe di chuyển của thiết bị.

Như vậy, việc thi công vải đkt đúng kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả ứng dụng của vải. Quy trình của biện pháp thi công vải đkt PR bao gồm 5 bước:

  1. Vận chuyển, lưu kho và bảo quản
  2. Chuẩn bị bề mặt thi công
  3. Công tác trải vải và đổ vật liệu
  4. Ghép nối, may vải
  5. Kiểm tra và nghiệm thu.

Sau khi cuộn vải được vận chuyển từ nơi sản xuất đến công trường. Tiến hành hạ các cuộn vải xuống từ xe vận chuyển. Tập kết tại khu vực lựa chọn bảo quản vải chờ thi công. Khu vực lựa chọn tập kết vải phải đảm bảo khô thoáng, không ẩm ướt. 

Trong thời gian lưu kho, các cuộn vải phải được bao gói cẩn thận. Có các biện pháp che chắn phù hợp. Ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, hóa chất, lửa, điều kiện thời tiết khắc nghiệt,… Ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.

Trước khi tiến hành công tác thi công trải vải, mặt bằng cần được phát quan và dọn sạch sẽ bề mặt. Dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác. Đào đắp đến cao độ thiết kế.

Nếu thi công đường có yêu cầu độ dốc thoát nước khi mưa. Tiến hành cắm lại tim và cọc định vị phạm vi rải vải địa.

Nếu mặt bằng thi công bị ướt, hoặc nền đất có độ ẩm cao. Cần bơm, hút nước khô nền hoặc bề mặt diện tích thi công trước khi áp dụng biện pháp thi công rải vải đkt PR.

Tùy vào mục đích ứng dụng vđkt mà chọn phương pháp trải vải cho phù hợp:

  • Khi ứng dụng vải với yêu cầu phân cách: Trải vải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công.
  • Khi ứng dụng vải với yêu cầu gia cường: Trải vải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường.

Các nếp nhăn và nếp gấp vải PR cần được kéo thắng. Cố định các mép vải bằng bao cát hoặc ghim sắt (cọc gỗ) nhằm đảm bảo các tấm vải địa không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.

Lớp đắp nối và phủ bì vải khi thi công kỹ thuật trên nền đường tùy thuộc vào khả năng chịu lực của nền đất.

Không cho phép thiết bị thi công di chuyển trực tiếp trên bề mặt vải.

Biện pháp thi công vải ĐKT PR 2

Chiều dày lớp đắp đầu tiên không nên nhỏ hơn 300mm. Lựa chọn trọng lượng thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75mm. Nhằm giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.

Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (máy ủi) sau đó bằng bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5%.

4.1 Đối với trường hợp ghép, nối vải

Sử dụng máy khâu chuyên dụng để thực hiện biện pháp ghép. nối vải. Mối nối, mối ghép cầu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Chiều rộng mối nối chồng không vượt quá 500mm;
  • Đường gập nối có đường viền lớn hơn 100mm;
  • Đường khâu cách biên 5 – 15cm;
  • Khoảng cách các mũi chỉ từ 7 – 10cm.

Bảng 1 – Yêu cầu về chiều rộng mí trải vải địa kỹ thuật PR

Điều kiện đất nềnChiều rộng chồng mí tối thiểu
CBR > 2% hoặc su > 60kPa300mm ÷ 400mm
1% ≤ CBR ≤ 2% hoặc 30kPA ≤ su ≤ 60kPa600mm ÷ 900mm
0.5% ≤ CBR ≤ 2% hoặc 30kPa ≤ su ≤ 60kPa900mm hoặc nối may
CBR < 0.5% hoặc su < 15kPaphải nối may
Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải900mm hoặc nối may

4.2 Đối với trường hợp may vải

Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester

Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải ≥ 50% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).

Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5mm.

Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7mm – 10mm.

Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải > 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).

Lưu ý: Đối với vải không may được khuyến cáo không nên trải vải quá 8m trước khi đổ đá để tránh khoảng phủ bì bị tách rời.

5.1 Kiểm tra trước khi trải vải

Kiểm tra và nghiệm thu kích thước hình học và cao độ của nền trước khi trải vải theo hồ sơ thiết kế.

Kiểm tra chất lượng vải địa PR bằng các chứng chỉ do Phú Thành Phát công bố. Trong đó nêu rõ tên nhà sản xuất, tên sản phẩm, chủng loại, thành phần cấu tạo của sợi vải và các thông tin cần thiết liên quan đến quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.

Thí nghiệm kiểm tra các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của vải với số lượng không ít hơn 1 mẫu thử nghiệm cho 10.000m2 vải PR. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu theo quy định. Quy trình lấy mẫu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn lấy mẫu TCVN 8222:2009.

Kiểm tra chỉ may, máy may nối. Thí nghiệm kiểm tra cường độ kéo mối nối và lưu giữ mối nối mẫu để so sánh kiểm tra trong quá trình trải vải.

Biện pháp thi công vải ĐKT PR 3

5.2 Kiểm tra trong quá trình thi công trải vải

Phạm vi trải vải địa PR phải đúng theo đồ án thiết kế.

Chất lượng các mối nối. Bao gồm: chiều rộng chồng mí, khoảng cách từ đường may đến mép vải, khoảng cách và sự đồng đều giữa các mũi kim so với mối nối mẫu.

Chất lượng công tác rải vải địa PR. Bao gồm: nếp gấp, nếp nhăn. Trong trường hợp có các lỗ thủng hoặc hư hỏng trên bề mặt vải cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời.

5.3 Kiểm tra sau khi trải vải

Kiểm tra lại vải đã trải trước khi tiến hành đổ vật liệu đắp.

Đảm bảo đổ vật liệu đắp trong thời gian tối đa cho phép kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ trên mặt vải.

Chiều dày đáp ứng chiều dày tối thiểu lớp đắp đầu tiên trên mặt vải.

5.4 Công tác nghiệm thu

Giám sát thi công kiểm tra lại các công tác và kết quả thi công của các hạng mục.

Chuẩn bị đầy đủ và hoàn thành hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục yêu cầu về quy trình quản lý dự án.

Kiểm tra các biên bản và hạng mục trong quá trình thi công.

Kiểm tra các yếu tố hình học theo hồ sơ thiết kế.

Kết quả kiểm tra các nội dung nếu chưa đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế. Cần tiến hành yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.

Thi công vải địa kỹ thuật PR cần đảm bảo được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật để đáp ứng tốt yêu cầu công trình cũng như nâng cao hiệu suất ứng dụng của vải. 

Trên đây là biện pháp thi công vải địa kỹ thuật PR theo quy trình chuẩn. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số quy trình cơ bản để thi công vải địa PR theo đúng yêu cầu thi công. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về vải địa kỹ thuật PR. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trự vấn và giải đáp thắc mắc ngay khi nhận được thông tin.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact