Mục lục
Đập là một trong những công trình thủy lợi quan trọng mang lại rất nhiều lợi ích trong đời sống. Vậy đập là gì? Có bao nhiêu loại đập? Mỗi loại đập được ứng dụng cho mục đích như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về đập và phân biệt các loại đập ở nội dung bài viết dưới đây nhé!
Đập là gì?
Đập hay còn gọi là đập nước, là loại công trình được xây dựng nhằm ngăn chặn dòng nước mặt hoặc ngăn dòng giữ nước từ các con sông, con suối để khai thác sử dụng tài nguyên nước*. Đập thường được sử dụng để tăng năng lượng nước có sẵn nhằm phục vụ mục đích thủy điện. Giảm lượng nước lũ dâng cao do bão lớn. Hoặc tăng độ sâu của nước trong sống để cải thiện tình trạng giao thông đường thủy. Cho phép xà lan và tàu đi lại dễ dàng hơn.
*Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ như hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí, môi trường,…
Khái niệm đập theo nghị định Chính phủ
Ngoài ra, trong nghị định 114/2018/NĐ-CP có giải thích:
- Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
- Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
- Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.
- Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.
- Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
Phân loại đập
Phân loại theo cấu tạo và thiết kế
Tùy theo tiêu chí phân loại mà đập được chia thành nhiều loại khác nhau. Điển hình như:
- Phân loại theo chế độ thủy lực, gồm 2 loại:
- Đập dâng (không cho nước tràn qua)
- Đập tràn (cho nước tràn qua).
- Phân loại theo vật liệu cấu tạo: Đập đất, đập đá đổ, đập bê tông,…
- Phân loại theo thiết kế mặt bằng: Đập vòm (đỉnh đập hình cánh cung),…
Phân loại theo quy mô
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước quy định phân loại đập, hồ chứa nước như sau:
- Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Đập có chiều cao từ 100m trở lên. Hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
- c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Đập có chiều cao từ 15m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm c khoản này;
- b) Đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500m trở lên. Hoặc đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000m3/s;
- c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000m3. Trừ hồ chứa quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
- Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m. Hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b khoản này. Trừ đập quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
- b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000m3.
- Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10m. Hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000m3.
Ứng dụng của đập trong đời sống thực tiễn
Đập là một trong những công trình thủy lợi được ứng dụng vào thực tiễn nhằm đem lại giá trị cho đời sống, con người. Đập mang lại rất nhiều chức năng. Không đơn thuần là chống bão lũ, ổn định dòng chảy hay thoát nước. Mà còn mang lại nguồn năng lượng cung cấp cho thủy điện. Thậm chí là phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày. Hoặc một số ứng dụng liên quan đến giải trí, cảnh quan.
Bảng 1 – Chức năng của đập trong đời sống
Chức năng | Ví dụ |
---|---|
Phát điện | Thủy điện là một nguồn phát điện chính trên thế giới hiện nay. Việt Nam hiện nay có nhiều sông và đủ nước phục vụ cho nhu cầu này. Ví dụ: Đập thủy điện Sơn La (2.400MW), Đập thủy điện Hòa Bình (1.920MW),… |
Cấp nước | Đập – Hồ chứa nước tại Việt Nam phục vụ công tác thủy lợi, cung cấp hàng trăm triệu m3 nước phục vụ sinh hoạt. Ví dụ: Hồ Dầu Tiếng, Hồ Cửa Đạt, Hồ Ngàn Trươi. |
Ổn định dòng chảy/Tưới tiêu | Các đập thường được dùng để kiểm soát và ổn định dòng chảy, thường phục vụ cho các mục đích nông nghiệp và tưới tiêu, các dạng hồ chứa liên quan đến mục đích này được gọi là hồ thủy lợi. |
Kiểm soát lũ | Các đập như Tha La, Trà Sư ở An Giang được xây dựng để kiểm soát lũ. |
Phục hồi đất | Các đập (thường được gọi là đê) được dùng để chắn nước cho một khu vực tránh bị ngập, cho phép con người khai hoang. |
Chuyển dòng nước | Một dạng đập nhỏ đặc biệt được dùng để chuyển hướng dòng chảy phục vụ tưới tiêu, phát điện, hoặc các mục đích sử dụng khác. Thỉnh thoảng, chúng được dùng để chuyển nước đến một lưu vực hoặc một hồ chứa nước khác để tăng dòng chảy vào đây và cải tạo sử dụng nước trong một khu vực cụ thể. |
Giao thông thủy | Các đập tạo ra các bể chứa nước sâu và cũng có thể thay đổi dòng chảy dưới hạ nguồn. Điều này lại ảnh hưởng đến giao thông của thượng và hạ nguồn qua sự thay đổi độ sâu đáy sông. Vùng nước sâu hơn tăng khả năng di chuyển của tàu bè. Các đập lớp có thể phục vụ mục đích này nhưng thường xuyên nhất là dùng âu thuyền. |
Giải trí và cảnh quan vực nước | Đập có thể được khai thác với lý do giải trí và thẩm mỹ. Dùng để cung cấp nước cho các resort, khu nghỉ dưỡng, hoặc các hoạt động cảnh quan ứng dụng nước ngọt. |
Kết luận
Đập có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Có rất nhiều các để phân loại đập. Tùy vào cơ cấu, thiết kế hoặc quy mô mà ta chia đập thành nhiều loại khác nhau. Đập mang lại nhiều chức năng và giá trị. Góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước. Ổn định đời sống và phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân nơi đây.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và tư vấn cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…