Tiêu chuẩn yêu cầu mối hàn rọ đá

Tiêu chuẩn yêu cầu mối hàn rọ đá

Có rất nhiều phương pháp để liên kết kết cấu rọ đá. Ngoài phương pháp sử dụng dây buộc cho rọ đá lưới mắt cáo ứng dụng công trình thì phương pháp hàn sẽ là phương pháp liên kết dành cho các loại rọ đá lưới thép hàn cảnh quan. Vậy tiêu chuẩn mối hàn cho các loại rọ đá này là gì? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về tiêu chuẩn yêu cầu mối hàn rọ đá trong bài viết dưới đây nhé!

Rọ đá có cấu tạo từ các sợi thép mạ kẽm nhúng nóng. Được liên kết với nhau thành kết cấu hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật. Được ứng dụng để gia cố bằng cách đổ vật liệu lấp vào bên trong (đá, sỏi, đá hộc, đá cuội,…). Dựa vào hình dạng và cấu trúc liên kết, ta có thể phân biệt dễ dàng 2 loại rọ đá:

  • Rọ đá lưới mắt cáo: Là tấm lưới có ô lưới hình mắt cáo. Được liên kết với nhau bằng dây buộc. Được ứng dụng phổ biến cho lĩnh vực địa kỹ thuật. Chủ yếu với chức năng gia cố cho các công trình xây dựng, công trình thủy lợi,…
  • Rọ đá lưới thép hàn: Là tấm lưới được liên kết bằng phương pháp hàn. Có các ô lưới hình chữ nhật. Được ứng dụng chủ yếu cho các công trình cảnh quan.
Tiêu chuẩn yêu cầu mối hàn rọ đá 2
Tiêu chuẩn yêu cầu mối hàn rọ đá 3

Hàn rọ đá là một trong các phương pháp liên kết kết cấu thép của rọ đá. Được ứng dụng phổ biến bởi hiệu suất nối cao và có thể dùng trong các kết cấu phức tạp. Để đạt được hiệu quả nói trên, mối hàn kết cấu thép của rọ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi được đưa vào sử dụng. 

Trong quá trình thực hiện liên kết hàn kết cấu rọ đá. Cần đảm bảo thực hiện chính xác theo các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Làm sạch phần rọ cần hàn và vùng kim loại rọ kế cận. Sao cho bề mặt của 2 vùng này trở nên sáng bóng, thấy ánh kim.
  • Đảm bảo làm sạch mỗi mép hàn với chiều rộng tối thiểu là 10mm.
  • Trong trường hợp hàn nhiều lớp, xỉ hàn cần được loại bỏ ở lớp trước rồi mới tiến hành hàn lớp sau.
  • Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới 0 độ C. Không nên thực hiện hàn cấu kiện rọ đá để đảm bảo chất lượng mối hàn.
  • Trước khi bắt đầu hàn các bộ phận của cấu kiện rọ, cần phân biệt giữa công nghệ hàn Tig* và hàn Mig**.
  • Cho phép lựa chọn giữa phương pháp hàn tay hoặc hàn tự động trên cùng một mối hàn.
  • Sau khi hàn tự động, có khả năng thực hiện hàn đắp thêm bằng phương pháp hàn tay. Đối với mối hàn sau, nếu chiếm dưới 15% tổng diện tích ngang của mối hàn, vẫn coi là mối hàn tự động.
  • Đảm bảo rằng ứng suất xuất hiện trong mối hàn không vượt quá giới hạn được quy định theo công nghệ hàn hồ quang điện.
  • Hệ số độ bền của mối hàn bằng hơi hoặc hàn điện đã được quy định trong tài liệu thiết kế. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng hệ số độ bền không vượt quá các giá trị sau:

Bảng 1 – Tiêu chuẩn hệ số độ bền của mối hàn

Công nghệPhương pháp hànHệ số độ bền mối hàn
Hàn bằng tayMối hàn giáp mép 1 phía không có miếng lót0.70
Mối hàn giáp mép 1 phía có miếng lót0.90
Mối hàn giáp mép 2 phía0.95
Hàn tự độngMối hàn giáp mép 1 phía không có miếng lót0.80
Mối hàn giáp mép 2 phía1.00

*Hàn TIG (Tungsten Inert Gas) là phương pháp hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường có khí bảo vệ GTAW (Gas Tungsten Arc Welding).
**Hàn MIG hay còn gọi là hàn bán tự động là phương pháp hàn sử dụng nguồn nhiệt từ hồ quang điện cháy giữa dây điện cực rắn. Vũng chảy được bảo vệ bằng dòng khí trơ khi được hình thành.

Đơn vị thực hiện chế tạo, lắp đặt và sửa chữa rọ đá cần tổ chức kiểm tra chất lượng mối hàn mà họ thực hiện trên các bộ phận chịu áp lực. Việc kiểm tra chất lượng của mối hàn rọ đá phải áp dụng một hoặc nhiều phương pháp dưới đây, phụ thuộc vào loại mối hàn và các thông số làm việc của các thiết bị:

  • Kiểm tra bên ngoài (áp dụng cho tất cả các loại mối hàn).
  • Dò khuyết tật bằng siêu âm hoặc chụp tia xuyên qua.
  • Thử cơ tính, khảo sát kim tương.
  • Thử thủy lực (áp dụng cho tất cả các loại mối hàn).

Ngoài các phương pháp được mô tả ở trên, mối hàn rọ đá cũng cần được kiểm tra bằng các phương pháp khác theo yêu cầu kỹ thuật chế tạo.

Trong trường hợp không thể kiểm tra đo đạc bên trong mối hàn, chuyên viên chỉ được phép thực hiện kiểm tra đo đạc bên ngoài. Cần phải làm sạch mối hàn trước khi thực hiện kiểm tra bên ngoài. Bề rộng tối thiểu mối hàn của rọ cần được làm sạch là 20mm. Việc kiểm tra bên ngoài phải được đo đạc và thực hiện cả 2 phía trải dài toàn bộ chiều dài của mối hàn của rọ đá.

Để xác định được độ bền và độ dẻo của mối hàn thì phải thực hiện phương pháp thử cơ tính. Các dạng thử cơ tính bao gồm thử kéo, thử uốn và thử độ dai khi va đập. Ngoài ra, trong một số yêu cầu công trình, mối hàn rọ đá còn có thể được bổ sung các dạng thử cơ tính khác như thử độ cứng hay độ cắt va đập:

  • Kích thước mẫu thử cơ tính: Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5400-1991.
  • Thử uốn: Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5401-1991.
  • Thử độ dai và va đập: Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5402-1991.
  • Thử kéo: Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5403-1991.

Để đánh giá cơ tính của mối hàn, cần lấy từ mối hàn rọ đá đủ các mẫu thử như sau: 2 mẫu thử kéo, 2 mẫu thử uốn và 3 mẫu thử độ dai va đập. Mối hàn của rọ và mối hàn của mẫu kiểm tra cần phải được thực hiện bởi cùng một thợ hàn trong điều kiện như nhau. Nếu một trong các mẫu hàn tại bất kỳ dạng thử nào với kết quả dưới chỉ tiêu quy định về độ bền và góc uốn quá 10%. Mối hàn đó sẽ bị coi là không đạt yêu cầu. 

Trong trường hợp kết quả thử tại một dạng nào đó không đạt yêu cầu. Cần thực hiện thử lần thứ hai ở cùng dạng đó với số lượng mẫu gấp đôi. Và được thực hiện bởi cùng một thợ hàn. Mẫu hàn sẽ bị loại bỏ nếu có bất kỳ mẫu thử lần thứ hai nào không đạt yêu cầu.

Phương pháp siêu âm cho mối hàn phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4395-1986. Quá trình kiểm tra mối hàn sử dụng tia rơnghen và gamma để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt mối hàn của rọ đá. Trong quá trình kiểm tra, tuyệt đối không được thực hiện bất kỳ phương pháp nào có thể làm hỏng hoặc phá hủy mối hàn. 

Kết quả kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn TCVN 1548-1987. Đồng thời, kết quả kiểm tra dò khuyết tật của mối hàn bằng phương pháp chiếu tia xuyên qua được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 4395-1986. Quy trình kiểm tra cho phép thay thế phương pháp kiểm tra siêu âm và chiếu tia xuyên qua bằng các phương pháp khác như khảo sát kim tương.

Phương pháp khảo sát kim tương được áp dụng cho trường hợp sau:

  • Mối hàn có nhiệt độ làm việc trên 4500oC và áp suất trên 40at.
  • Mối hàn và các bộ phận chịu áp lực có nhiệt độ làm việc bất kỳ và áp suất lớn hơn 50at.
  • Quy trình lấy mẫu, kích thước và hình dạng của mẫu thử phải tuân theo đúng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp kết quả khảo sát kim tương không đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện thử lại lần thứ hai trên hai mẫu được cắt ra từ mối hàn của rọ. Mối hàn sẽ được coi là không đáp ứng yêu cầu nếu kết quả thử lần thứ hai không đạt. 

Trong trường hợp mối hàn đạt yêu cầu khi kiểm tra bằng siêu âm hoặc chiếu tia xuyên qua nhưng không đạt kết quả thử khi khảo sát kim tương thì phải thực hiện kiểm tra lại toàn bộ mối hàn sản phẩm bằng các phương pháp không phá hủy đã được áp dụng trước đó.

Rọ đá có cấu tạo từ các sợi dây thép nên cũng được áp dụng các tiêu chuẩn hàn mối nối thép. Đặc biệt là đối với rọ đá lưới thép hàn. Để đảm bảo được tính bền vững của liên kết rọ, sau khi thực hiện hàn, mối nối cần được kiểm tra để bảo toàn chức năng và hiệu suất của rọ trong quá trình sử dụng. Công tác này cần được phải thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn sẽ biết được một số yêu cầu về tiêu chuẩn mối hàn thép nói chung và mối hàn rọ đá nói riêng. Nếu bài viết hữu ích, hãy theo dõi PTP qua mục “Tin Tức” để cập nhật thêm nhiều thông tin mới, bổ ích mỗi ngày nhé!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact