Rọ đá, thảm đá là loại vật liệu xây dựng được biết đến có vai trò cực kỳ quan trọng trong các công trình thủy lợi, công trình gia cố tường chắn đất,… Nhưng mấy ai có thể biết được ưu nhược điểm rọ đá. Bất kể là loại vật liệu gì, cũng đều có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm. Không chỉ nên biết điểm ưu, bạn cũng phải hiểu rõ nhược điểm của chúng để có thể tối ưu hiệu quả sử dụng chúng. Vậy ưu nhược điểm của rọ đá là gì? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về ưu nhược điểm của loại vật liệu này ở nội dung bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!
Sử dụng rọ đá để làm gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, địa kỹ thuật,… Rọ đá dường như là loại vật liệu quá quen thuộc. Đặc biệt là trong công tác thủy lợi. Rọ đá được ứng dụng rất nhiều trong các công trình đê chắn sóng, đê chỉnh trị dòng, đê đập ngăn lũ lụt, chống xói mòn,… Hoặc một số công trình gia cố trọng lực và phân bổ tải trọng trên cạn như tường chắn đất, tường đất có cốt, đường đầu cầu, gia cố chân cầu, trụ cầu,…
Có thể nói, rọ đá là một khối liên kế bền vững, chủ yếu sử dụng chính với chức năng gia cố cho công trình.
Ưu điểm của rọ đá
Rọ đá có rất nhiều ưu điểm mang lại bởi tính năng và quy trình cấu tạo, cách thức hoạt động đơn giản của chúng:
Rọ có kết cấu đơn giản, dễ định hình, thi công
Rọ đá được sản xuất bằng dây thép, có thiết kế đơn giản. Bao gồm dây đan được đan thành tấm lưới với liên kết bởi các ô lưới hình mắt cáo, được định hình lại bằng dây viền và ghép lại thành rọ hình chữ nhật.
Dây thép có tính mềm dẻo, dễ uốn và dễ định hình. Nhờ vào tính năng này mà rọ tương thích được với rất nhiều địa hình. Kể cả những địa hình có nền đất lồi lõm, không bằng phẳng như đồi núi, lòng sông,… Rọ sẽ bám chặt vào nền đất. Tạo nên một khối liên kết vững chãi và khó dịch chuyển.
Rọ được vận chuyển khá dễ dàng khi được ép xếp theo từng kiện. Ngoài ra quy trình thi công rọ cũng rất đơn giản. Phù hợp cho cả các công tác chống xói, ngăn lũ khẩn cấp.
Có khả năng tiêu thoát nước
Rọ đá có kết cấu thông thoáng với nhiều lỗ hổng. Có khả năng tiêu thoát nước gần như tuyệt đối. Với tốc độ thoát nước rất nhanh. Đây là lý do rọ được ứng dụng trong các công trình thủy lợi. Dùng để xử lý ở những nơi có dòng chảy mạnh, bảo vệ bờ biển, bờ sông, suối và chống lại các nguy cơ sạt lở đất, lòng sông.
Chịu lực cao, phân bố đều tải trọng
Rọ đá sau khi thi công sẽ tạo thành một khối liên kế vô cùng bền bỉ và vững chắc. Khối liên kết này cho phép công trình được tăng cường chức năng chịu tải trọng. Đặc biệt trong các công trình mố cầu, chân cầu, trụ cầu,… Rọ đá có khả năng phân bổ và dàn đều tải trọng lên công trình hiệu quả. Ngăn chặn nguy cơ nứt vỡ, sụt lún,…
Có chức năng gia cố, bảo vệ
Với liên kết khối chặt chẽ, rọ đá giúp gia cố mái dốc, xây dựng khối tường chắn trọng lực ở chân taluy, đê, kè để ngăn chặn sạt lở, chống sụt lún, xói mòn. Hoặc gia cố nền đất ở địa hình có nền đất yếu như đồi núi, đất bùn, than bùn hoặc khu vực mỏ khoáng,…
Vật liệu lấp đơn giản, dễ tìm kiếm
Rọ đá sử dụng vật liệu lấp đơn giản như đá cuội, đá hộc,… Hoặc có thể ứng dụng đá có tại công trình để lấp rọ. Loại vật liệu đá này có giá thành rẻ, có tính trơ bền, không bị mài mòn, không ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lực hoặc các nhân tố từ môi trường, điều kiện tự nhiên. Có tính bền vững theo thời gian.
Có khả năng chống lại với mọi tác nhân gây hại từ bên ngoài
Vật liệu cấu tạo có có khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Đặc biệt là với rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC. Loại rọ này có độ bền cao. Có khả năng kháng tia UV, kháng các chất hóa học gây mài mòn. Ổn định dưới đa dạng địa hình, địa chất và điều kiện tự nhiên. Kể cả môi trường nước biển mặn, môi trường đất kiềm,…
Rọ có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài
Chính vì khả năng chống lại các tác nhân gây hại và mài mòn. Nên rọ đá có độ bền cực kỳ cao. Kết hợp với vật liệu lấp có tính trơ bền nên tuổi thọ của kết cấu công trình này vô cùng bền vững. Đặc biệt với các công trình thủy lợi, các vi sinh vật và thực vật cộng sinh ở tại các lỗ hổng của rọ cũng góp phần tạo nên kết cấu liên kết bền chặt hơn. Có một số thống kê khảo sát cho thấy, công trình rọ đá có tuổi thọ lên đến hơn 120 năm sử dụng.
Có tính kinh tế hiệu quả
Sử dụng rọ đá dùng để gia cố, làm tường chắn đất, tường trọng lực, tường đất có cốt,… Được xem là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu hơn so với phương pháp tường bằng bê tông cốt thép rất nhiều.
Ngoài ra, rọ đá còn được xem là phương pháp tối giản. Bởi rọ có thiết kế đơn giản, vận chuyển nhanh chóng, lắp đặt dễ dàng. Nên giúp chủ đầu tư tối ưu được chi phí thi công, tiết kiệm nhân lực và rút ngắn tiến độ thực hiện.
Nhược điểm của rọ đá
Dễ bị sai số kích thước
Rọ đá là loại vật liệu có tính mềm dẻo, dễ uốn nắn tạo hình. Chính vì điều này đã đem lại một nhược điểm khá lớn là rất dễ gây ra sự tranh cãi giữa nhà sản xuất và giám sát công trình bởi sai số kích thước rọ.
Nguyên nhân là khi vận chuyển, rọ sẽ được ép lại và xếp thành kiện để tiết kiệm diện tích phương tiện vận chuyển. Sau khi đến công trình, rọ sẽ được mở ra và dựng lại một lần nữa. Nếu như không căng đủ lực rọ, rọ sẽ bị các nếp gấp xếp gây ảnh hưởng, làm sai số kích thước. Vì thế, nếu như bạn là nhà sản xuất, hãy lưu ý đến đơn vị thi công. Hoặc nếu bạn là đơn vị thi công, hãy căng đủ lực rọ trước khi đo đạc để tránh gây ra những tranh cãi không đáng có.
Dây đan có thể bị mài mòn
Dây đan mặc dù là chất liệu thép không gỉ, có độ bền cao. Thậm chí là rọ bọc nhựa có khả năng kháng tia UV, bền với môi trường và mọi địa chất. Nhưng đối với một số công trình ở khu vực nước có dòng xoáy mạnh, dòng chảy có vận tốc cao, cuốn theo đá và các vật cản trở khác,… Va đập vào rọ, gây ảnh hưởng đến lớp vỏ bọc nhựa hoặc mạ kẽm. Làm đứt hoặc mài mòn dây đan rọ, khiến rọ bị rút ngắn thời gian tuổi thọ.
Khó lắp đặt
Đối với công trình ở khu vực địa hình hiểm trở, khó khăn như lòng sông, lòng biển, đồi núi có độ dốc cao,… Thì việc lắp đặt rọ có phần khá khó khăn. Vì vậy khi lắp đặt rọ hoặc thi công rọ đá ở những khu vực địa hình này thì cần phải giám sát và nghiệm thu thật kỹ để đảm bảo hiệu quả thi công. Nhằm tránh phải sửa chữa hoặc bảo dưỡng khi có vấn đề phát sinh.
Yêu cầu thiết bị thi công lớn
Đối với công trình quy mô rộng, lắp đặt rọ có kích thước lớn. Sau khi tiến hành bỏ rọ vào đá, rọ có khối lượng vô cùng nặng. Lúc này, cần phải có thiết bị thi công hạng nặng để gắp rọ đặt vào khu vực yêu cầu thiết kế.
Kết luận
Như bao loại vật liệu khác, rọ đá không hoàn hảo khi có cả ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, như đã phân tích, ta có thể thấy, ưu điểm của rọ đá chiếm nhiều hơn so với nhược điểm. Vì vậy, đối với những công trình phù hợp thì việc ứng dụng rọ đá vẫn luôn là giải pháp hàng đầu và đáng cân nhắc. Quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả giải pháp là tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và địa chất, địa hình ở khu vực thi công mà ta cân nhắc sử dụng và chọn lựa chọn loại rọ cho phù hợp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc về ưu nhược điểm của rọ đá. Hoặc muốn biết thêm nhiều nội dung chia sẻ hơn. Hãy liên hệ trực tiếp đến với Phú Thành Phát hoặc truy cập vào trang tin tức của chúng tôi để nhận được nhiều thông tin chia sẻ hơn về rọ đá bạn nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…