Dây thép mạ kẽm là loại vật liệu được ứng dụng để đan thành lưới thép rọ đá. Trong quá trình sử dụng. Tất nhiên sẽ xảy ra tình trạng hỏng hóc do áp lực tác động quá lớn. Gây ra hiện tượng đứt gãy mối liên kết của dây đan ở lưới. Vậy thép mạ kẽm có hàn được không? Nên bảo trì rọ đá bằng phương pháp nào? Hàn dây thép mạ kẽm lưới rọ đá có được không? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về chủ đề này thông qua nội dung bài viết được chia sẻ bên dưới để hiểu thêm về cách bảo trì sửa chữa rọ đá cũng như trả lời cho câu hỏi: “Thép mạ kẽm có hàn được không?” nhé!
Thép mạ kẽm có hàn được không?
Thép mạ kẽm và dây thép mạ kẽm hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp hàn để liên kết mối nối, sửa chữa. Tuy nhiên, việc hàn thép mạ kẽm cũng cần lưu ý và cẩn trọng trong quy trình thực hiện để đảm bảo chất lượng mối hàn và an toàn lao động cho thợ hàn. Bởi thép mạ kẽm khi hàn sẽ nóng chảy vào tạo khói độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thợ hàn. Bên cạnh đó, lớp mạ kẽm của dây thép sẽ làm tăng nhanh tiến độ làm nguội của mối hàn. Dễ gây ra các hiện tượng khuyết tật như rạn nứt, biến dạng,…
Một số lưu ý khi hàn thép mạ kẽm
Làm sạch bề mặt: Loại bỏ hoàn toàn lớp mạ kẽm, dầu mỡ, rỉ sét bằng bàn chải sắt, máy mài hoặc hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để mối hàn được bám chắc và bền chặt.
Chọn que hàn phù hợp: Sử dụng que hàn có kích thước phù hợp với dây thép mạ kẽm. Có khả năng tạo hồ quang ổn định và ít bắn tóe.
Điều chỉnh dòng điện: Sử dụng dòng điện phù hợp với độ dày của dây thép và loại que hàn.
Kỹ thuật thực hiện: Cần thực hiện nhanh, nhiệt độ phù hợp. Tránh đốt quá nóng. Vệ sinh mối hàn sau khi hàn.
Bảo hộ lao động: Phải sử dụng các công cụ bảo hộ lao động như kính hàn, găng tay, quần áo bảo hộ nhằm tránh tia lửa hàn tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và cơ thể của thợ hàn. Gây ra tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không phải thép mạ kẽm nào cũng có thể hàn được dễ dàng
Hiện nay, có rất nhiều loại thép mạ kẽm. Ví dụ như: thép hợp kim, thép carbon,… Vì vậy mà không phải loại thép nào cũng có thể hàn được dễ dàng. Điền hình như:
- Thép hợp kim cao: Thép không gỉ, thép công cụ,… Là loại thép có chứa các nguyên tố hợp kim đặc biệt và cần loại bỏ hoàn toàn lớp oxit trên bề mặt (thép không gỉ) nên khi hàn sẽ khó khăn hơn.
- Thép có hàm lượng cacbon cao: Thép cứng, thép lò xo,… Đây là loại thép rất cứng và giòn, dễ gây ra hiện tượng bị nứt khi hàn.
- Thép có nhiều tạp chất: Các tạp chất như lưu huỳnh, photpho có thể dễ dàng gây ra nhiều khuyết tật trong mối hàn.
- Thép đúc: Thép có cấu trúc không đồng nhất, chứa nhiều tạp chất và lỗ rỗng, gây khó khăn trong việc tạo mối hàn.
Ngoài ra, độ dày cũng ảnh hưởng đến khả năng hàn của thép. Thép càng dày thì công tác hàn càng khó khăn hơn.
Có nên sửa chữa rọ đá bằng biện pháp hàn?
Rọ đá khi sử dụng, đặc biệt là rọ đá trong các công trình thủy lợi. Tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng, gió và áp lực lớn từ nước sẽ gây ra hiện tượng bị nứt, vỡ hoặc đứt gãy, làm hỏng mối liên kết của rọ. Trong những trường hợp này, cần phải có biện pháp khắc phục, bảo trì, bảo dưỡng rọ đá. Mặc dù cũng có cấu tạo từ lưới thép có vật liệu từ dây thép mạ kẽm. Nhưng khi bị đứt, hư hỏng, việc hàn rọ đá bị đứt là một giải pháp không được khuyến khích và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy tại sao lại không nên hàn rọ đá?
Tại sao không nên hàn rọ đá?
Hàn là phương pháp sửa chữa không được ứng dụng đối với rọ đá. Bởi chúng mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích:
Chất lượng mối hàn không được đảm bảo
Tiếp xúc trực tiếp với các tác động của thiên nhiên như nắng, gió, mưa, đất, nước,… Hoặc môi trường nước biển (đối với rọ đặt được thiết kế làm đê, kè ở lòng sông, lòng biển),… Sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối hàn.
Mặc dù thép mạ kẽm có thể hàn nhưng không phải loại thép nào cũng có thể dễ dàng hàn được. Trong khi đó, vật liệu cấu tạo rọ đá lại rất đa dạng kích thước và tiêu chuẩn. Và việc hàn trên bề mặt lưới nhỏ cũng vô cùng khó khăn, dễ gây ra nhiều khuyết tật và biến dạng. Ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
Ngoài ra, rọ đá thường được thi công ở những nơi có địa hình khó khăn, hiểm trở. Ví dụ như: Lòng sông, sườn đồi, chân dốc, đầu cầu,… Rất khó để vệ sinh bề mặt, thậm chí là khó khăn khi thực hiện.
Ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc công trình
Việc hàn rọ đá ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng, biến dạng cấu trúc của vị trí hàn và xung quanh các mối hàn. Điều này sẽ làm giảm đi độ bền của rọ.
Bên cạnh đó, mối hàn cũng rất dễ bị rỉ sét hoặc không bám dính nếu bề mặt rọ không được vệ sinh kỹ càng. Dẫn đến hiện tượng hư hỏng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.
Tiềm ẩn nguy hiểm đối với thợ thi công
Vị hàn ở vị trí khó khăn như trên cao hoặc dưới nước đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thợ thi công.
Khói hàn và tia lửa hàn cũng chứa rất nhiều chất độc hại. Tiếp xúc quá lâu sẽ gây ngộ độc hoặc bỏng giác mạc. Vì thế cần phải bảo hộ lao động thật kỹ trước khi thực hiện. Điều này làm tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Sửa chữa rọ đá bằng phương pháp nào là phù hợp?
Vậy nếu không sử dụng phương pháp hàn để liên kết lại mối nối bị đứt gãy, hư hỏng thì ta sẽ sử dụng các phương pháp này thay thế để mang lại hiệu quả và an toàn cho người lao động?
Một trong những giải pháp tối ưu nhất cho công tác sửa chữa rọ đá chính là thay thế đoạn rọ bị hư hỏng. Đây là giải pháp an toàn và đảm bảo độ bền cao cho công trình. Chỉ cần cắt bỏ đoạn rọ bị hư hỏng, thay thế đoạn rọ có cùng độ dày và kích thước. Sau đó liên kết trở lại bằng dây buộc thì ta đã có thể sửa chữa xong một cách hiệu quả và cực kỳ an toàn.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phương pháp vá bằng cách sử dụng một mảnh lưới dây thép có kích thước lớn hơn đoạn rọ bị hư hỏng để vá. Sau đó cố định bằng dây thép.
Kết luận
Thép mạ kẽm có thể hàn được. Tuy nhiên tùy vào tính chất và thành phần của thép mà công tác hàn có thể thực hiện dễ dàng hay không. Mặc dù rọ đá cũng được sản xuất từ dây thép mạ kẽm đan thành lưới rọ. Nhưng khi có hiện tượng hư hỏng xảy ra thì việc ứng dụng phương pháp hàn là điều nên hạn chế. Bởi rọ đá là loại vật liệu được thiết kế trên những địa hình hiểm trở, khó khăn, thường xuyên tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên, dễ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mối hàn. Ngoài ra, lưới rọ đá có kích thước dây thép khá nhỏ, khiến việc hàn cũng trở nên khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến cấu trúc rọ cũng như sức khỏe của thợ thi công.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ giải đáp cho mình một số thắc mắc liên quan đến phương pháp sửa chữa rọ đá cũng như hàn dây thép mạ kẽm. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc sớm nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email:infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…