Mục lục
Độ bền uốn của dây thép mạ kẽm là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng ứng dụng và sức chịu lực uốn của dây thép. Có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất và độ bền của dây thép khi sử dụng. Phương pháp thử nghiệm theo TCVN 1825-76 được dùng để xác định độ bền uốn này. Vậy phương pháp này có quy định và yêu cầu thực hiện như thế nào? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung của tiêu chuẩn này thông qua bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Thí nghiệm độ bền uốn dây thép là gì?
Thí nghiệm độ bền uốn dây thép là phương pháp thí nghiệm cơ học dùng để đánh giá khả năng chống lại biến dạng dẻo do tác động uốn lên dây thép.
Thử nghiệm đo độ bền uốn được thực hiện bằng cách áp dụng tải trọng vào một vùng cụ thể trên mẫu dây thép khiến cho dây thép bị uốn cong. Tải trọng sẽ tăng dần cho đến khi xảy ra hiện tượng gãy hoặc nứt hoặc đáp ứng được tiêu chí thử nghiệm theo yêu cầu. Trong quá trình thử nghiệm, các thông số như lực tải tác dụng, biến dạng và góc uốn đạt được trước khi hỏng sẽ được ghi lại.
Tiêu chuẩn TCVN 1825:2008
Tiêu chuẩn TCVN 1825:2008 là gì?
Tiêu chuẩn TCVN 1825:2008 – Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn, là tiêu chuẩn xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của dây kim loại đường kính hoặc chiều dày từ 0.1mm đến 10mm bằng thử quấn.
Tiêu chuẩn TCVN 1825 : 2008 thay thế TCVN 1825 : 1993 và hoàn toàn tương đương với ISO 7802 : 1983.
TCVN 1825 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164 Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Nội dung tiêu chuẩn TCVN 1825:2008
Nguyên lý thử
Thử quấn bao gồm quấn dây đến số vòng qui định tạo thành đường xoắn ốc chặt khít quanh lõi quấn có đường kính được quy định trong tiêu chuẩn liên quan.
Thử quấn cũng có thể bao gồm trình tự quy định là quấn dây và gỡ dây, hoặc quấn lại.
Thiết bị thử
Máy thử phải có cấu tạo để dây có thể quấn quanh lõi quấn theo đường xoắn để các vòng liền nhau tiếp xúc với nhau. Một mẫu của dây đã thử có thể được dùng làm lõi quấn. Sao cho cứng và có đường kính như quy định cho đường kính lõi quấn.
Quy trình thử
Thông thường, phép thử được thực hiện ở nhiệt độ thường từ 10ºC đến 35ºC. Phép thử được thực hiện dưới điều kiện được kiểm soát phải được tiến hành ở nhiệt độ (23 ± 5)ºC.
Quấn dây quanh lõi quấn sao cho dây không bị xoắn với tốc độ không đổi. Không vượt quá 1 r/s để cho các vòng dây liền kề nhau tiếp xúc với nhau. Nếu cần có thể giảm tốc độ quấn để đảm bảo rằng nhiệt phát sinh không ảnh hưởng tới kết quả thử.
Để đảm bảo quấn chặt, có thể kết hợp kéo trong khi quấn với ứng suất kéo không vượt quá 5% giới hạn bền kéo danh nghĩa của dây.
Khi gỡ dây, hoặc gỡ dây và quấn lại được quy định, thì tốc độ phải đủ chậm để ngăn ngừa mọi sự tăng nhiệt độ có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến kết quả thử. Kết thúc gỡ dây phải để lại ít nhất một vòng trên lõi quấn.
Đánh giá thử quấn được thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan. Khi yêu cầu này không được quy định, nếu không xuất hiện vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không có sự trợ giúp của thiết bị khuếch đại thì đủ chứng tỏ rằng mẫu thử chịu được phép thử. Dây có chiều dày hoặc đường kính nhỏ hơn 0,5mm nên được quan sát với độ phóng đại khoảng 10 lần.
Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Nhận biết mẫu thử (loại vật liệu, kiểu lớp phủ, vv…)
c) Đường kính hoặc chiều dày mẫu thử;
d) Đường kính lõi quấn;
e) Điều kiện thử (số vòng quấn, hoặc chiều dài quấn);
f) Kết quả thử.
Tiêu chuẩn TCVN 1825:2008 có ứng dụng để xác định cho độ bền uốn dây thép đan rọ không?
Tiêu chuẩn TCVN 1825:2008 được ứng dụng để thử nghiệm khả năng chịu uốn và tập trung vào các tính chất cơ học của một dây kim loại đơn lẻ. Trong khi đó, dây thép đan rọ đá là một cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều. Được đan từ nhiều sợi dây và liên kết với nhau theo một hình dạng lưới cụ thể. Vì thế, khi áp dụng tiêu chuẩn này cho dây thép đan lưới rọ đá sẽ không thể phản ánh đầy đủ được đặc tính và yêu cầu của một dây thép đan lưới rọ.
Những tiêu chuẩn nào phù hợp cho việc xác định độ bền uốn của dây thép đan rọ đá?
Để xác định tính chất cơ lý của dây thép được ứng dụng để đan rọ đá, nên chọn những tiêu chuẩn chuyên biệt. Bao gồm: TCVN 10335:2014 và ASTM A975. Đây là hai tiêu chuẩn chính được sử dụng để hướng dẫn thi công và đánh giá chất lượng của dây thép đan rọ đá. Các tiêu chuẩn này bao gồm các thử nghiệm như:
- Thử nghiệm kéo: Đánh giá cường độ chịu kéo của dây thép.
- Thử nghiệm uốn: Đánh giá khả năng chịu uốn của dây thép.
- Thử nghiệm độ bám dính lớp mạ: Đánh giá độ bám dính của lớp mạ trên bề mặt dây thép.
- Thử nghiệm kích thước mắt lưới: Kiểm tra độ chính xác của kích thước mắt lưới.
- Thử nghiệm lực căng mắt lưới: Đánh giá khả năng chịu lực căng của mắt lưới.
Kết luận
Tiêu chuẩn 1825:2008 là tiêu chuẩn được ứng dụng để thí nghiệm độ bền uốn của dây thép kim loại có hoặc không có mạ kẽm theo phương pháp quấn dây. Áp dụng cho dây thép mạ kẽm cho các ứng dụng thuộc lĩnh vực công nghiệp như sản xuất chi tiết máy, kết cấu thép, dây dẫn điện, dây cáp, lưới thép, dây thép buộc,…
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số thông tin cơ bản về nội dung và cách áp dụng tiêu chuẩn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Xác định độ dày vải địa kỹ thuật theo ASTM D5199
Mục lụcĐộ dày danh địnhĐộ dày danh định vải địa kỹ thuật là…
–
Xác định độ bền uốn dây thép theo TCVN 1825:2008
Mục lụcThí nghiệm độ bền uốn dây thép là gì?Tiêu chuẩn TCVN 1825:2008Tiêu…
–
Yêu cầu thi công hàn nối bạt HDPE theo TCVN 11322:2018
Mục lụcThi công hàn nối bạt HDPE theo tiêu chuẩn TCVN 11322:2018Các sơ…