Mục lục
Đất sụt trên đường ô tô là một hiện tượng địa chất nguy hiểm. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giao thông, kinh tế và tính mạng con người. Vì vậy, việc có các biện pháp phòng chống đất sụt là vô cùng cần thiết. Vậy các nguyên nhân gây ra là gì? Có bao nhiêu biện pháp để xử lý tình trạng này? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này ngay bên dưới nhé!
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng đất sụt trên đường ô tô?
Hiện tượng đất sụt (trượt đất) này phát sinh khi chịu tác động trực tiếp của con người kết hợp với các yếu tố tác động thiên nhiên như: mưa, bão, lũ lụt, dòng chảy, nước ngầm hoặc động đất, … Làm khối đất đá nằm trên mái dốc hoặc sườn đồi, sườn núi bị mất ổn định cơ học. Sau đó tự tách ra thành một hoặc nhiều khối đất đá chuyển động tự do xuống phía dưới, ở các dạng khác nhau, theo phương trọng lực. Hiện tượng đất sụt nói chung được phân loại ra các hình dạng đặc trưng cụ thể nói riêng như: trượt đất, sụt lở, xói sụt và đá lở, đá lăn…
Biện pháp phòng chống đất sụt trên đường ô tô
Tùy theo quy mô của dự án, công tác thiết kế các công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô mà chọn giải pháp phù hợp. Các giải pháp phòng chống đất sụt trên đường ô tô được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 1 – Các giải pháp phòng chống đất sụt trên đường ô tô
Phân loại giải pháp | Biện pháp cụ thể | Mục đích của biện pháp |
---|---|---|
1. Giải pháp chọn tuyến | a) Trong quá trình khảo sát địa chất, lựa chọn phương án chọn tuyến để tránh đi qua các vùng có cấu trúc địa chất phức tạp hoặc các vùng có trượt đất, sụt lở hoạt động. | Chủ động phòng tránh tuyến đi qua vùng đất sụt |
b) Trong quá trình khảo sát địa hình, lựa chọn phương án chọn tuyến để tránh đào sâu, đắp cao kết hợp việc chủ động áp dụng các giải pháp kết cấu như hầm, cầu vượt hoặc ban công,… | Chủ động phòng tránh nguy cơ xảy ra đất sụt do đào sâu, đắp cao | |
2. Giải pháp công trình | a) Xây dựng công trình chống đỡ cơ học: – Tường chắn đá xây – Tường chắn Bê tông và BTCT – Tường chắn kết cấu thép – Tường chắn móng cọc – Tường đất có cốt – Tường neo – Dầm neo, bản neo – Cọc ghim – Kè đá và rọ đá | Nhằm chống đỡ áp lực đất để thiết lập sự cân bằng mới nhằm tăng cường sự ổn định chung của mái dốc |
b) Giảm tải trên mái dốc: – Cắt cơ giảm tải – Hạn chế chiều cao mái dốc – Bạt xả mái dốc với độ dốc thoải | Nhằm chủ động làm giảm một phần áp lực đất gây mất ổn định mái dốc | |
c) Thoát nước mặt: – Xây dựng hệ thống rãnh đỉnh – Bậc nước, dốc nước – Rãnh dọc – Cống ngang thoát nước – Công trình điều tiết dòng chảy | Nhằm kiểm soát và điều chỉnh dòng chảy trên bề mặt mái dốc nhằm hạn chế khả năng gây xói mái dốc. | |
d) Thoát nước ngầm: – Rãnh thu nước ngầm – Mương thấm – Giếng hạ mực nước ngầm – Cống hở thoát nước ngầm | Nhằm thu một phần và hạ mực nước ngầm, góp phần giảm áp lực thủy động của nước ngầm | |
e) Gia cố, bảo vệ bề mặt mái dốc: – Gia cố bằng cỏ và trồng cây – Gia cố bằng tấm lưới Geogrid – Gia cố bằng Vải địa kỹ thuật – Gia cố bằng khối đá xây – Gia cố bằng tấm lát Bê tông – Gia cố bằng lớp phủ XMLT, BTCT | Nhằm giảm thiểu khả năng mưa và dòng chảy trên mặt gây xói bề mặt mái dốc. | |
f) Gia cố bảo vệ chân mái dốc: – Đóng cọc cừ kết hợp thả đá – Xếp rọ đá – Xây tường chắn bảo vệ – Đóng cọc gia cường chân mái dốc | Nhằm chống xói lở và giữ vững ổn định chân mái dốc dưới tác động của dòng chảy lũ, nhất là đối với đoạn sông cong. | |
3. Giải pháp công nghệ | a) Biện pháp tổ chức thi công: – Thiết lập sơ đồ và các bước thi công hợp lý – Bảo đảm chế độ, liều lượng nổ mìn – Thoát nước tốt khi thi công | Nhằm hạn chế khả năng phát sinh biến dạng cục bộ ngay trong quá trình thi công. |
b) Biện pháp cải tạo đất: – Nén chặt đất mái dốc bằng đầm lăn, đầm rung hoặc biện pháp cơ học khác – Tạo lớp phủ mái dốc bằng đất tại chỗ gia cố xi măng – Phun phủ bề mặt mái dốc bằng bê tông | Nhằm chủ động nâng cao độ bền và khả năng chống xói của đất | |
4. Giải pháp khai thác | a) Bảo đảm chế độ làm việc bình thường của mái dốc theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế; b) Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước; c) Tăng cường kiểm tra và bổ sung biện pháp phòng hộ hoặc gia cố trong quá trình quản lý khai thác. | Nhằm chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện để xử lý các sự cố trong quá trình khai thác |
Kết luận
Phòng chống đất sụt trên đường ô tô là một vấn đề cấp bách và mang tính chất lâu dài. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ đối với giao thông vận tải mà còn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của cả một khu vực.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số thông tin cơ bản về các biện pháp này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Xử lý nền đất yếu bằng biện pháp gia tải trước kết hợp bấc thấm
Mục lụcGia tải nén trước là gì?Bấc thấm kết hợp gia tải nén…
–
Giải pháp gia cố nền đất yếu hiệu quả bằng lưới địa kỹ thuật
Mục lụcVì sao sử dụng lưới địa kỹ thuật làm giải pháp gia…
–
Sức kháng thủng CBR vải địa kỹ thuật GT đạt ASTM D6241
Mục lụcTiêu chuẩn ASTM D6241 là gì?Sức kháng thủng CBR VĐKT GT đạt…