Mục lục
Kỹ thuật may vải địa kỹ thuật trong công tác thi công, gia cố nền đất yếu được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9844:2013. Vậy kỹ thuật may nối vải địa kỹ thuật theo tiêu chuẩn này được thể hiện như thế nào? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu kỹ thuật nối may VĐKT theo tiêu chuẩn này nhé!
Tiêu chuẩn TCVN 9844 là gì?
Tiêu chuẩn TCVN 9844:2013 là tiêu chuẩn yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên nền đất yếu.
TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Kỹ thuật nối may vải địa kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 9844
Dựa theo quy định của TCVN 9844:2013, khi sử dụng vải địa kỹ thuật làm lớp phân cách và lọc thoát nước. Tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền. Các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:
Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu về chiều rộng chồng mí
Điều kiện đất nền | Chiều rộng chồng mí tối thiểu |
---|---|
CBR > 2 % hoặc su > 60 kPa | 300 mm ÷ 400 mm |
1 % ≤ CBR ≤ 2 % hoặc 30 kPa ≤ su ≤ 60 kPa | 600 mm ÷ 900 mm |
0,5 % ≤ CBR < 1 % hoặc 15 kPa ≤ su < 30 kPa | 900 mm hoặc nối may |
CBR < 0,5 % hoặc su < 15 kPa | phải nối may |
Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải | 900 mm hoặc nối may |
Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (ASTM D4884) > 70% cường độ kéo vải (ASTM 4595).
Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải. Không nhỏ hơn 70% đối với chiều cuộn vải (ASTM D4595).
Yêu cầu kỹ thuật nối may vải địa kỹ thuật
– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester. Là chỉ khâu chuyên dụng, có đường kính từ 1,0mm đến 1,5mm. Lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40N.
– Cường độ kéo mối nối (ASTM D4884) ≥ 50% cường độ kéo của vải (ASTM D4595).
– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5mm.
– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7mm đến 10mm.
Một số dạng mối nối may của vải địa kỹ thuật
Bảng 2 – Một số dạng mối nối may vải địa kỹ thuật
Ký hiệu | Loại đường may | |
---|---|---|
Đặc điểm | Hình dạng | |
A – 1.1 Sử dụng cho vải gia cường | ||
DDT1 | Mối nối dạng hình bướm | |
DDT2 | Mối nối cuộn chữ J | |
DDT3 | Mối nối đan vào nhau | |
DDT4 | Mối nối đơn hình chữ J | |
DDT5 | Mối nối hình chữ Z | |
SF2 | Mối nối hình chữ J | |
A – 1.2 Sử dụng cho vải phân cách | ||
SSA-1 | Đường may đơn | |
SSA-2 | Đường may đôi | |
SSD-1 | Đường may bướm khóa đơn | |
SSD-2 | Đường may bướm khóa đôi | |
SSN-1 | Đường may chữ J khóa đơn | |
SSN-2 | Đường may chữ J khóa đôi |
Kết luận
Trên đây là nội dung cơ bản về kỹ thuật nối may vải địa kỹ thuật khi thi công nền đất đắp trên nền đất yếu theo tiêu chuẩn TCVN 9844. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số kỹ thuật nối may vải địa kỹ thuật theo tiêu chuẩn này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn vải địa kỹ thuật cho công trình của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Vì sao ứng dụng vải địa kỹ thuật lót gia cố hồ chứa nước?
Mục lụcHồ chứa nước là gì?Vải địa kỹ thuật là gì?Vì sao ứng…
–
Sức kháng bục VĐKT PR đạt tiêu chuẩn ASTM D3786
Mục lụcSức kháng bục là gì?Sức kháng bục vải địa kỹ thuật PR…
–
Kỹ thuật nối may vải địa kỹ thuật theo TCVN 9844:2013
Mục lụcTiêu chuẩn TCVN 9844 là gì?Kỹ thuật nối may vải địa kỹ…