Xử lý nền đất yếu bằng biện pháp gia tải trước kết hợp bấc thấm

Xử lý nền đất yếu bằng biện pháp gia tải trước kết hợp bấc thấm

Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước là một phương pháp phổ biến và hiệu quả trong xây dựng. Việc kết hợp hai phương pháp này mang lại nhiều lợi ích so với việc áp dụng từng phương pháp riêng lẻ. Vậy hai loại vật liệu này kết hợp với nhau như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về chủ đề này thông qua nội dung bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!

Gia tải nén trước là biện pháp tác dụng áp lực tạm thời lên nền đất yếu để tạo độ lún trước khi xây dựng công trình; kết hợp với giải pháp thoát nước bằng bấc thấm sẽ tăng nhanh quá trình ép thoát nước lỗ rỗng, tăng nhanh tốc độ cố kết của đất yếu, làm cho nền được lún trước, lún ổn định.

Nguyên tắc thiết kế cấu tạo xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước:

Cấu tạo xử lý nền đất yếu bằng phương pháp bấc thấm kết hợp gia tải trước

– Tổng tải trọng gia tải nén trước lớn hơn hoặc bằng 1,2 lần tổng tải trọng thiết kế của công trình. Giá trị này do tư vấn thiết kế quy định.

– Vật liệu gia tải nén trước có thể bằng đất loại sét, đất loại cát hoặc bằng tải trọng công trình (nếu công trình là nhà).

– Khi nền đất không ổn định, phải đắp theo từng giai đoạn. Tải trọng của từng giai đoạn đắp phải bảo đảm nền luôn trong điều kiện ổn định. Tham khảo thêm ở tiêu chuẩn TCVN 9355:2012).

– Thời gian lưu tải của toàn bộ tải trọng gia tải phải đảm bảo cho quá trình cố kết hoàn thành, nền đất lún đến ổn định. Nghĩa là chỉ được dỡ tải khi nền đất yếu được gia cố bằng bấc thấm đạt được độ cố kết yêu cầu.

– Khi trong nền cần gia cố có một lớp đất tốt, mỏng (≤ 2 m) nằm bên trên thì phải bảo đảm tải trọng đặt trên mặt lớp đất tốt phải đủ lớn để phá vỡ được độ bền kết cấu của lớp đất này và gây nên độ lún theo dự báo.

– Áp lực do lớp gia tải gây nên không vượt quá sức chịu tải giới hạn của đất nền để đảm bảo cho nền lún trong giới hạn quy định đúng với thiết kế mà không phá hoại nền đất cần gia cố.

– Trong quá trình đắp nền và đắp gia tải trước, cần phải đảm bảo cho phần đắp cao Hd luôn luôn được ổn định (không bị trượt trồi). Để đánh giá mức độ ổn định, ngoài việc dựa vào cách quan trắc lún và chuyển vị ngang, còn phải kiểm toán theo các phương pháp phân tích ổn định mái đắp.

GHI CHÚ: Phần đắp cao Hd được xem là đã đủ ổn định nếu hệ số ổn định Kjmin ≥ 1,2 (theo phương pháp phân mảnh cổ điển) hoặc Kjmin ≥ 1,4 (theo phương pháp Bishop).

– Tính toán kiểm tra ổn định trượt của nền.

– Khi có nguy cơ nền đất yếu kém ổn định, có khả năng bị lún trồi hoặc bị trượt, thì phải đắp phản áp để đảm bảo cho nền đắp cao không bị mất ổn định.

– Căn cứ vào độ lún ổn định sau khi dỡ tải và cao độ thiết kế của công trình để tính toán khối lượng đất đắp bù lún.

– Đất bù lún phải được đầm chặt đúng quy trình và đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế công trình.

– Đắp gia tải cần phải tuân theo các chỉ dẫn trong thiết kế về vật liệu đắp, về thời gian và về tải trọng của từng giai đoạn.

– Thường xuyên quan sát xem có nước thoát ra ngoài không. Cần có biện pháp tạo đường thoát thuận tiện cho nước lỗ rỗng từ nền đất yếu được ép thoát lên rồi chảy ra ngoài phạm vi nền đắp. Nếu cần (có ý kiến của giám sát viên tư vấn) có thể tạo hố tập trung nước và dùng bơm hút đi. Trường hợp thật cần thiết và điều kiện kỹ thuật cho phép, có thể dùng phương pháp hút chân không để hút thoát nước thật nhanh.

Bấc thấm kết hợp gia tải trước

– Phải đặt mốc đo và tiến hành quan trắc lún, đo chuyển vị ngang và đo áp lực nước lỗ rỗng theo quy trình của thiết kế quy định.

– Khi hết thời gian gia tải, độ lún của nền đắp tương ứng với độ lún tính toán thiết kế, tư vấn giám sát thiết kế cho phép dỡ tải. Công tác dỡ tải phải tiến hành theo từng lớp (tránh dỡ cục bộ gây mất ổn định nền đắp). Khi dỡ tải đến độ cao thiết kế, phải dọn sạch các vật liệu không phù hợp.

  • Tăng tốc độ cố kết: Bấc thấm giúp nước thoát ra khỏi nền đất. Gia tải trước tạo áp lực lớn lên nền đất, đẩy nhanh quá trình thoát nước. Nhờ đó, nền đất sẽ cố kết nhanh hơn, giảm thiểu thời gian thi công.
  • Tăng cường sức chịu tải: Bấc thấm giúp cải thiện tính chất cơ lý của đất, làm giảm hệ số rỗng và tăng cường độ bền. Gia tải trước làm tăng áp lực lên nền đất, giúp đất chịu được tải trọng lớn hơn. Kết hợp cả hai phương pháp sẽ tăng đáng kể sức chịu tải của nền.
  • Giảm độ lún: Quá trình cố kết nhanh sẽ làm giảm độ lún của công trình. Gia tải trước giúp phân bố đều tải trọng lên nền đất, giảm nguy cơ lún không đều.
  • Ứng dụng linh hoạt: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại đất yếu khác nhau và các điều kiện địa chất phức tạp. Có thể điều chỉnh mật độ và chiều dài của bấc thấm, cũng như độ dày lớp gia tải để phù hợp với từng công trình cụ thể.

Bấc thấm kết hợp gia tải trước là một trong những phương pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả nhất hiện nay. Việc thiết kế và thi công phương pháp này cần được thực hiện bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số thông tin cơ bản về cách kết hợp giữa hai phương pháp này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về bấc thấm thoát nước cho công trình của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact