Mục lục
Vải địa kỹ thuật là loại vật liệu được biết đến với khả năng gia cường và tiêu thoát nước. Được ứng dụng cho các công trình giao thông, khôi phục nền đất yếu. Vậy vải địa kỹ thuật là gì? Vải địa kỹ thuật có bao nhiêu loại? Cách phân biệt các loại VĐKT này ra sao? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này nhé!
Vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật (VĐKT) là vật liệu địa kỹ thuật có cấu tạo từ xơ nhựa polyme tổng hợp (Polyester/Polypropylene) cường độ cao. Vải địa kỹ thuật có độ bền cơ học cao, khả năng gia cường, chịu tải tốt và lọc – tiêu thoát nước hiệu quả. Được ứng dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng, và các ngành kỹ thuật như thủy lợi, giao thông, môi trường,…
Các loại vải địa kỹ thuật
Vải địa kỹ thuật được chia thành 2 loại chính: VĐKT dệt và VĐKT không dệt. Ngoài ra, còn có một loại VĐKT ít phổ biến hơn là VĐKT phức hợp. Vậy 3 loại vải này có đặc điểm ra sao? Khác nhau như thế nào?
Vải địa kỹ thuật dệt
VĐKT dệt còn gọi là VĐKT gia cường, là vật liệu có cấu tạo từ các sợi xơ nhựa Polyester nguyên sinh cường độ cao. Được liên kết với nhau bằng phương pháp dệt, tạo thành tấm vải có các khối liên kết chặt chẽ và đồng đều. Vải có độ bền cơ học cao, khả năng chịu lực, chịu tải tốt, nổi bật với chức năng gia cường, được ứng dụng chủ yếu trong các công trình tăng tải trọng và khôi phục nền đất yếu.
VĐKT dệt có cường lực chịu kéo theo 2 phương (phương dọc và phương ngang) tương ứng với các thông số cường lực khác nhau. Tùy vào yêu cầu thiết kế mà lựa chọn thông số vải phù hợp. Một số loại VĐKT dệt với các thông số cường lực phổ biến:
Chỉ tiêu | Tiêu chuẩn | GT 10 | GT 15 | GT 20 | GT 30 | GT 40 | GT 100 | GT 200 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cường độ chịu kéo (kN/m) | ASTM D4595 | 100/50 | 150/50 | 200/50 | 300/50 | 400/50 | 100/100 | 200/200 |
Vải địa kỹ thuật không dệt
VĐKT không dệt là loại vải có cấu tạo từ các sợi xơ nhựa Polypropylene ngắn hoặc dài liên tục bằng phương pháp xuyên kim, gia nhiệt, tạo thành tấm vải với các mối liên kết chặt chẽ có cường lực cao, có khả năng bảo vệ, gia cường và nổi bật nhất là chức năng lọc, phân cách và tiêu thoát nước.
VĐKT không dệt có đa dạng thông số, đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế của từng công tình. Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn lựa loại vải có thông số cho phù hợp. Một số thông số tiêu biểu của VĐKT không dệt:
Chỉ tiêu | Tiêu chuẩn | PR 7 | PR 9 | PR 11 | PR 12 | PR 14 | PR 15 | PR 17 | PR 20 | PR 22 | PR 24 | PR 25 | PR 28 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cường độ chịu kéo (kN/m) | ASTM D4595 | 7 | 9 | 11 | 12 | 14 | 15 | 17 | 20 | 22 | 24 | 25 | 28 |
Vải địa kỹ thuật phức hợp
Vải địa kỹ thuật (VĐKT) phức hợp là một loại vật liệu địa kỹ thuật đặc biệt, có cấu tạo từ VĐKT dệt và không dệt. Các bó sợi chịu lực của VĐKT dệt được may lên bề mặt VĐKT không dệt tạo ra một sản phẩm mang cả 2 ưu điểm của VĐKT dệt và không dệt.
VĐKT phức hợp có tính năng vượt trội, đáp ứng được nhiều yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong các công trình xây dựng và địa kỹ thuật
VĐKT phức hợp có độ bền cơ học cao, khả năng chịu lực và tải trọng rất tốt. Có chức năng phân cách, lọc và tiêu thoát nước hiệu quả. Ngăn chặn sự xói mòn và chống sạt trượt công trình. Thích ứng được với nhiều điều kiện địa hình và môi trường khác nhau. Đáp ứng nhu cầu ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Điểm khác biệt VĐKT dệt, VĐKT không dệt, VĐKT phức hợp
Với các đặc điểm cấu tạo của từng loại, ta có thể dễ dàng nhận biết 3 loại vải địa kỹ thuật này nhờ vào sự khác biệt hình dạng và chức năng của chúng:
Đặc điểm | VĐKT dệt | VĐKT không dệt | VĐKT phức hợp |
---|---|---|---|
Thành phần cấu tạo | Polyester | Polypropylene | Polyme (PP/PE) |
Cấu trúc | Đan xen theo chiều ngang, dọc liền kề | Cấu trúc liên kết chặt chẽ, không đồng đều | May VĐKT dệt trên bề mặt VĐKT không dệt |
Phương pháp liên kết | Dệt kim | Xuyên kim, gia nhiệt | May liên kết |
Ưu điểm nổi bật | Gia cường, khôi phục nền đất yếu | Phân cách, lọc – thoát nước tốt | Bao gồm cả ưu điểm của vải dệt và không dệt |
Nhược điểm | Khả năng lọc kém hiệu quả hơn vải không dệt | Gia cường kém hơn vải dệt | Giá thành đắt |
Kết luận
Vải địa kỹ thuật là loại vật liệu mang tính cách mạng trong lĩnh vực địa kỹ thuật. Không chỉ giúp giải quyết các vấn đề nền đất yếu, mà còn mang lại nhiều ưu điểm với chức năng ứng dụng đáp ứng hầu hết các yêu cầu trong xây dựng và địa kỹ thuật. Nếu có bất kỳ yêu cầu tư vấn hoặc tham khảo về các sản phẩm VĐKT của Phú Thành Phát. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất ngay khi nhận được thông tin.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM\
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Bấc thấm đứng PTP – Các loại bấc thấm đứng PTP
Mục lụcBấc thấm đứng PTP là gì?Các loại bấc thấm đứng PTPChức năng…
–
Tường chắn đất – Các loại tường chắn đất phổ biến
Mục lụcTường chắn đất là gì?Các loại tường chắn đấtTường chắn đất ô…
–
Các loại bạt nhựa nuôi cá phổ biến
Mục lụcBạt nhựa nuôi cá là gì?Công dụng bạt nhựa nuôi cáCác loại…