Mục lục
Sạt lở đất là một hiện tượng thiên tai gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và điều kiện sống, các hoạt động kinh tế – xã hội. Vậy nguyên nhân gây sạt lở là gì? Có phương pháp nào để khắc phục tình trạng sạt lở không? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Sạt lở đất là gì?
Sạt lở đất là hiện tượng địa chất xảy ra khi một khối đất, đá hoặc các mảnh vụn của đất đá trượt xuống một triền núi, đồi hoặc một lớp địa tầng. Hiện tượng này thường xảy ra do tác động của mưa lớn, lũ lụt, động đất hoặc các hoạt động của con người như khai thác gỗ và khoáng sản.
Sạt lở đất có thể gây ra thiệt hại lớn về tài sản và nguy hiểm cho con người. Vì vậy, việc nhận biết và phòng ngừa sạt lở đất là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sạt lở đất
Sạt lở đất được hình thành nhờ vào các tác động ngoại lực vào khối đất, đá trên mái dốc, đỉnh đồi,… Làm đất, đá vỡ ra và lăn xuống chân dốc với vận tốc lớn. Ngoại lực này thường đến từ những hiện tượng tự nhiên như:
- Mưa lớn và lũ lụt: Nước mưa thấm vào đất làm giảm độ bền của đất, dẫn đến sạt lở.
- Động đất: Rung chấn từ động đất có thể làm mất ổn định cấu trúc của đất.
- Hoạt động của con người: Khai thác gỗ, phá rừng và khai thác khoáng sản làm yếu đi các lớp liên kết của đất.
- Vỡ đập thủy điện: Khi đập bị vỡ, lượng nước lớn được giải phóng đột ngột, tạo ra dòng chảy mạnh không kiểm soát, cuốn trôi đất đá, gây sạt lở đất.
Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân chính vấn là do con người khai thác rừng quá mức. Các công trình dân sinh dưới chân núi, chân đồi gây ảnh hưởng trực tiếp đến địa tầng. Khi kết hợp cùng các cơn bão dữ dội sẽ khiến tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số dấu hiệu nhận biết khu vực có nguy cơ sạt lở cao:
- Mưa kéo dài hoặc mưa lớn trong nhiều giờ.
- Nước ở sông suối chuyển màu đục, xuất hiện bọt.
- Nước chảy ra từ chân sườn dốc mang theo bùn đất.
- Xuất hiện vết nứt trên bề mặt sườn dốc, bờ sông, suối.
Dấu hiệu nhận biết khu vực có nguy cơ sạt lở đất
Sạt lở đất có nguy cơ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của sạt lở sẽ giúp chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời hơn. Một số dấu hiệu nhận biết nguy cơ sạt lở:
Thời tiết
- Mưa lớn kéo dài: Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày là một trong những nguyên nhân chính gây ra sạt lở đất. Lượng nước mưa lớn có thể làm đất ẩm, tăng trọng lượng đất và giảm ma sát và dẫn đến sạt lở.
- Mưa tập trung: Mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn cũng có thể gây xói mòn dẫn đến sạt lở. Đặc biệt là ở những khu vực có địa hình dốc.
Địa hình
- Đất dốc: Những khu vực có độ dốc lớn thường có nguy cơ sạt lở cao hơn.
- Vết nứt trên sườn đồi: Sự xuất hiện của các vết nứt trên sườn đồi. Đặc biệt là các vết nứt mới hoặc vết nứt ngày càng mở rộng. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm.
- Dòng nước chảy mạnh: Nước chảy mạnh, siết, chuyển màu đục, xuất hiện bọt và mang nhiều bùn đất là dấu hiệu cho thấy đất đang bị xói mòn và nguy cơ sạt lở rất cao.
Biện pháp phòng chống và khắc phục tình trạng sạt lở đất
- Chủ động theo dõi các thông tin dự báo thời tiết. Nắm bắt tình hình khu vực và sơ tán khi cần thiết.
- Chú ý các biến đổi bất thường như: nước sông từ trong thành đục; cây nghiêng ngả trong cơn mưa lớn dài ngày; các vết nứt bất thường trên tường nhà, núi đồi, mái dốc; mặt đất phồng lên, cây cối rung chuyển cùng các tiếng động lạ… Để thông báo cho chính quyền địa phương gần nhất.
- Sử dụng rọ đá, thảm đá và vải địa kỹ thuật để xây dựng các công trình tường chắn, đê kè chống xói mòn, rửa trôi đất.
- Dùng vải địa kỹ thuật để ổn định mái dốc.
- Xây dựng các công trình tường chắn trọng lực hoặc ứng dụng bấc thấm ngang trong công tác xây dựng.
- Không khai thác rừng bừa bãi. Trồng rừng, tăng lớp phủ bề mặt cho đất.
- Thực hiện quy hoạch đô thị hợp lý. Đảm bảo cấu trúc đất và an toàn cho người sử dụng đất.
- Gia cố nhà cửa, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ.
- Đảm bảo an toàn thủy điện. Phòng chống các trường hợp vỡ hồ chứa, xả lũ đột ngột,… Gây các rủi ro về lũ lụt và sạt lở.
Kết luận
Bài viết trên cung cấp về một số thông tin và biện pháp khắc phục nguy cơ sạt lở đất. Để hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng từ sạt lở. Nên ứng dụng khoa học công nghệ vào việc dự báo sớm nguy cơ sạt lở. Giúp người dân chủ động phòng tránh và ứng phó kịp thời khi có nguy cơ sạt lở. Ngoài ra, tăng cường xây dựng thêm các công trình tường chắn, tường trọng lực,… Và hạn chế khai thác bất hợp lý ở các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Bấc thấm đứng PTP – Các loại bấc thấm đứng PTP
Mục lụcBấc thấm đứng PTP là gì?Các loại bấc thấm đứng PTPChức năng…
–
Tường chắn đất – Các loại tường chắn đất phổ biến
Mục lụcTường chắn đất là gì?Các loại tường chắn đấtTường chắn đất ô…
–
Các loại bạt nhựa nuôi cá phổ biến
Mục lụcBạt nhựa nuôi cá là gì?Công dụng bạt nhựa nuôi cáCác loại…