Mục lục
Bê tông cốt thép (BTCT) được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Điển hình như: kết cấu chịu lực của nhà, cầu, đập, các công trình cấp thoát nước, máng dẫn nước, tường chắn, nhà máy thủy điện,… Vậy BTCT là gì? Ưu và nhược điểm của loại vật liệu này? Tường chắn đất BTCT như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này nhé!
Bê tông là gì? Cốt thép là gì?
Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bê tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực với nhau. Trong đó:
- Bê tông là loại vật liệu phức hợp bao gồm xi măng (chất kết dính), cát, sỏi – đá (cốt liệu) kết lại với nhau dưới tác dụng của nước. Cường độ chịu kéo của bê tông nhỏ hơn cường độ chịu nén rất nhiều (8 – 15 lần).
- Cốt thép là vật liệu chịu kéo, chịu nén tốt. là loại vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều rất tốt. Do đó nếu đặt lượng cốt thép thích hợp vào tiết diện của kết cấu thì khả năng chịu lực của kết cấu tăng lên rất nhiều. Dầm bê tông cốt thép có thể có khả năng chịu lực lớn hơn dầm bê tông có cùng kích thước đến gần 20 lần.
Sự kết hợp giữa bêtông và cốt thép
- Bêtông và cốt thép có thể cùng chịu lực là nhờ lực dính giữa bêtông và cốt thép. Lực dính chủ yếu là lực ma sát tạo nên. Lực ma sát sinh ra do sự gồ ghề trên bề mặt cốt thép. Do đó nếu dùng cốt thép có gờ (gân) thì lực ma sát tăng gấp 2-3 lần so với dùng cốt trơn.
- Sự co ngót của bêtông gây ra ứng lực nén vào bề mặt của cốt thép. Làm tăng thêm lực dính.
- Lực dính giữa bêtông và cốt thép đã tạo cho cốt thép có khả năng cản trở sự co ngót của bêtông. Kết quả là cốt thép bị nén còn bêtông chịu kéo. Khi có nhiều cốt thép, ứng suất kéo trong bêtông tăng lên có thể đạt đến cường độ chịu kéo và làm xuất hiện khe nứt.
- Cốt thép cũng cản trở biến dạng từ biến của bêtông. Khi tác dụng tải trọng lâu dài thì bêtông và cốt thép sẽ có sự phân phối lại nội lực. Vì vậy trong tính toán kết cấu BTCT chịu tác dụng của tải trọng dài hạn thì phải xét ảnh hưởng của từ biến.
Phân loại bê tông cốt thép
Theo phương pháp thi công có thể chia thành 3 loại sau:
- BTCT toàn khối: ghép cốp pha và đổ bê tông tại công trình. Giúp đảm bảo tính chất làm việc toàn khối (liên tục) của bê tông. Làm cho công trình có cường độ và độ ổn định cao.
- BTCT lắp ghép: chế tạo từng cấu kiện (móng, cột, dầm, sàn,…) tại nhà máy sau đó đem lắp ghép vào công trình. Cách thi công này đảm bảo chất lượng bê tông trong từng cấu kiện. Thi công nhanh hơn. Ít bị ảnh hưởng của thời tiết. Nhưng độ cứng toàn khối và độ ổn định công trình thấp.
- BTCT bán lắp ghép: có một số cấu kiện được chế tạo tại nhà máy, một số khác đổ tại công trình để đảm bảo độ cứng toàn khối và độ ổn định cho công trình. Thường thì sàn được lắp ghép sau, còn móng, cột, dầm được đổ toàn khối.
Ưu – nhược điểm bê tông cốt thép
BTCT hiện nay là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi với các ưu điểm:
- Rẻ tiền so với thép khi chúng cùng chịu tải trọng như nhau.
- Có khả năng chịu lực lớn so với gạch đá và gỗ. Có thể chịu được tải trọng động lực và lực động đất.
- Bền vững, dễ bảo dưỡng, sửa chữa ít tốn kém so với thép và gỗ.
- Chịu lửa tốt hơn so với thép và gỗ.
- Có thể đúc thành kết cấu có hình dạng bất kỳ theo các yêu cầu về cấu tạo, sử dụng, kiến trúc.
Tuy nhiên bê tông cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Trọng lượng bản thân khá lớn. Do đó khó làm được kết cấu nhịp lớn. Nhưng có thể khắc phục bằng cách dùng bê tông nhẹ, BTCT ứng lực trước và kết cấu vỏ mỏng….
- Dưới tác dụng của tải trọng, bê tông dễ phát sinh khe nứt làm mất thẩm mỹ và gây thấm cho công trình.
- Thi công phức tạp, tốn nhiều cốp pha khi thi công toàn khối.
Tường chắn đất bê tông cốt thép
Tường chắn bê tông cốt thép là giải pháp tối ưu cho các công trình cần độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Được xây dựng bằng cách kết hợp các thanh thép chịu lực với bê tông để tạo thành một khối chắc chắn và bền vững.
Ứng dụng tường chắn đất bê tông cốt thép
Là loại vật liệu phổ biến, có độ bền và tính ứng dụng cao, tường chắn đất bê tông cốt thép được sử dụng trong đa dạng yêu cầu xây dựng như:
- Tường chắn đất bảo vệ công trình xây dựng, cầu đường, chân núi, sườn dốc,… Ngăn ngừa nguy cơ sạt lở đất.
- Tạo đường dẫn đầu cầu, bậc thềm, sân vườn trên địa hình dốc, tăng diện tích sử dụng đất.
- Bảo vệ mố cầu, trụ cầu khỏi xói lở. Tăng độ bền và ổn định cho công trình.
- Tường chắn bảo vệ cho các công trình thủy lợi: đê, kè, bờ sông, hồ chứa,…
- Ngoài ra còn được ứng dụng trong các công trình xây dựng hàng rào bảo vệ, phòng thủ, hàng rào cảnh quan,…
Kết luận
Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép đã tạo ra một vật liệu có khả năng chịu lực, chịu nén toàn diện. Ứng dụng bê tông cốt thép xây dựng tường chắn đất là một giải pháp linh hoạt và hiệu quả. Có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhiều điều kiện địa hình và yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về công trình tường chắn đất. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất ngay khi nhận được thông tin.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Bấc thấm đứng PTP – Các loại bấc thấm đứng PTP
Mục lụcBấc thấm đứng PTP là gì?Các loại bấc thấm đứng PTPChức năng…
–
Tường chắn đất – Các loại tường chắn đất phổ biến
Mục lụcTường chắn đất là gì?Các loại tường chắn đấtTường chắn đất ô…
–
Các loại bạt nhựa nuôi cá phổ biến
Mục lụcBạt nhựa nuôi cá là gì?Công dụng bạt nhựa nuôi cáCác loại…