Tường chắn đất – Các loại tường chắn đất phổ biến

Tường chắn đất – Các loại tường chắn đất phổ biến

Tường chắn đất là giải pháp xây dựng được áp dụng phổ biến trong các địa hình phức tạp như đồi núi, sườn dốc, vực sâu, bờ kè,… Nơi có độ dốc cao nhằm tăng cường ổn định và an toàn hơn. Vậy tường chắn đất là gì? Có bao nhiêu loại tường chắn đất phổ biến? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này nhé!

Tường chắn, hay tường chắn đất, là một loại kết cấu xây dựng để giữ ổn định đất giữa hai độ cao khác nhau, tại vùng địa hình thay đổi độ cao lớn. Giúp công trình chịu áp lực ngang của đất. Có thể thấy tường chắn ở các công trình và bộ phận của công trình như tầng ngầm, đường ngầm, bờ kè, mố cầu,.. Tường chắn đất thường được sử dụng để:

  • Giữ cho khối đất sau lưng tường được cân bằng, không bị đổ, sạt trượt;
  • Chống sạt lở cho công trình địa hình đồi núi;
  • Chống sạt lở khi xây dựng mới cạnh công trình cũ;
  • Chống sạt lở cho bờ sông, vách núi.

Có rất nhiều cách phân loại tường chắn. Phổ biến nhất là phân loại tường chắn theo vật liệu. Các vật liệu cơ bản thường được sử dụng xây dựng tường chắn bao gồm: Tường chắn ô địa kỹ thuật (neoweb), tường chắn rọ đá, tường chắn bê tông cốt thép

Tường chắn đất ô địa kỹ thuật (Geocell Retaining Wall) hay còn gọi là tường chắn đất mềm là một hệ thống tường chắn có kết cấu từ ô địa kỹ thuật. Các ô địa được lấp đầy bằng đất, đá hoặc các vật liệu khác, sau đó liên kết với nhau bằng ghim để tạo thành một khối vững chắc, có khả năng chịu lực và ổn định cao.

Các loại tường chắn đất ô địa kỹ thuật cơ bản

Xây dựng tường chắn đất dạng trọng lực

Tường chắn neoweb trọng lực: Bao gồm các lớp neoweb cao 20cm xếp chồng lên nhau. Độ dốc đứng/ngang = 1:1 – 6:1 (45° – 81°). Tường chắn trọng lực cho chiều cao tường H = 1 | 6m. Trường hợp mái đất cao hơn giá trị trên thì cần chia mái đất thành nhiều cấp nhỏ có chiều cao đảm bảo yêu cầu bên trên.

Xây dựng tường chắn đất dạng gia cố hay tường có cốt

Tường chắn neoweb gia cố: bao gồm các lớp neoweb cao 20cm xếp chồng lên nhau kết hợp với vải địa kỹ thuật (hoặc neoweb gia cố). Độ dốc đứng/ngang = 1:1 – 6:1 (45° – 81° so với phương ngang). Tường chắn gia cố có chiều cao tường H = 3 | 12m. Trường hợp mái đất cao hơn giá trị trên thì cần chia mái đất thành nhiều cấp nhỏ có chiều cao đảm bảo yêu cầu bên trên.

Xây dựng lớp mặt tường chắn bên ngoài kết hợp với các giải pháp gia cố sâu bên trong mái như cọc neo đất

Bao gồm các lớp neoweb cao 20cm xếp chồng lên nhau bên ngoài kết hợp với hệ thống Neo đất bên trong gia cố ổn định chống trượt sâu mái dốc. Độ dốc đứng/ngang = 1:1-6:1 (45° – 81° so với phương ngang). Tường chắn vật liệu neoweb kết hợp với neo đất để áp dụng gia cố các mái đá có độ dốc lớn.

Tường chắn rọ đá trọng lực là loại tường chắn dùng trọng lượng các rọ đá cấu tạo thành tường để chống lại lực đẩy của đất sau lưng tường (áp lực chủ động) nhằm đảm bảo ổn định, chống lật và chống trượt.

Các thiết kế cấu tạo tường chắn rọ đá cơ bản

Mặt cắt ngang thiết kế có nhiều dạng khác nhau phù hợp với điều kiện địa hình thiên nhiên, phù hợp với yêu cầu kiến trúc của dự án và đảm bảo ổn định. Có thể sử dụng tường chắn rọ đá với mặt tường phẳng và mặt tường có bậc.

Tường chắn rọ đá loại mặt tường phẳng

Tường chắn rọ đá loại mặt tường phẳng: Có mặt ngoài thẳng đứng hoặc nghiêng vào phía trong khoảng 60 ÷ 80 so với phương thẳng đứng (Hình 2a, 2b).Loại mặt tường phẳng, có bậc ở trong thường tạo ra áp lực ở chân tường lớn. Để giảm bớt áp lực này, có thể bố trí mở rộng phần móng tường rọ đá so với thân tường (Hình 2c).Loại này thường được áp dụng khi có yêu cầu về mặt mỹ thuật và chiều cao tường nhỏ hơn 5.0m.

Tường chắn rọ đá loại mặt tường có bậc

Trong trường hợp chiều cao tường ≥ 5.0m thường thiết kế giật bậc phía mặt ngoài (Hình 5). Nếu không gian xây dựng bị hạn chế, chiều rộng rộng của bậc chỉ cần tối thiểu khoảng 7.5cm để tạo độ nghiêng cho mặt tường giúp tường ổn định tĩnh. Trong thiết kế mặc dù không khống chế chiều rộng bậc nhưng nếu cần trồng cây xanh thì chiều rộng bậc có thể đến ½ chiều rộng rọ đá.

Tường chắn bê tông cốt thép là một loại tường được xây dựng bằng bê tông và thép cốt tăng cường. Loại tường này được sử dụng để giữ đất và ngăn ngừa sự sụp đổ của tảng đất trên các khu vực xây dựng.

Các thiết kế cấu tạo tường chắn bê tông cốt thép cơ bản

Tường chắn bê tông cốt thép được chia thành 2 loại: Kiểu tường hẫng và kiểu tường chắn có sườn.

Tường chắn tường hẫng gồm tấm tường thẳng đứng ghép với tấm đáy. Mặt cắt kết cấu của tường tương đối mỏng, cần lợi dụng trọng lượng của đất đắp trên tấm đáy sau để đảm bảo ổn định. Tấm đáy trước có tác dụng tăng năng lực chống lật và giảm nhỏ ứng suất đáy móng. Tấm tường thẳng đứng là một cấu kiện dầm hẫng có tác dụng chống lại áp lực đất.

Thích hợp làm tường vai cho nền đắp (do khối lượng đất đắp sau tường nhiều) ở các vùng thiếu đá, tình hình nền móng tương đối kém. Khi chiều cao tường đứng lớn, Momen uốn ở phần dưới của tường lớn. Lượng bê tông và cốt thép tăng nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính kinh tế của loại kết cấu này. Vì vậy, khi chiều cao hơn 6m để tăng cường độ và độ cứng của kết cấu, cải thiện tính chịu lực thì ta cứ cách một đoạn chiều dài lại làm thêm một sườn (tường cách) liên kết tường cứng và bản đáy, thành tường chắn kiểu có sườn.

  • Kết cấu tường chắn có thể là liền khối, lắp ghép từng phần hoặc lắp ghép toàn khối. Lựa chọn loại kết cấu tường chắn cần dựa trên cơ sở so sánh kinh tế – kỹ thuật giữa nhiều phương án và điều kiện địa chất công trình.
  • Phần móng của kết cấu tường lắp ghép toàn khối và tường kết cấu lắp ghép cần phải làm bằng bê tông liền khối.
  • Phần lắp ghép nằm trên móng tường chắn nên làm thành những cấu kiện kiểu chậu, kiểu hộp, kiểu ngăn tổ ong và kiểu chữ I. Cũng như tạo thành các bản và dầm có tiết diện chữ nhật.
  • Kết cấu tường chắn phải thỏa mãn sơ đồ tính toán, tính hợp lý nhất.
  • Nên bố trí hợp lý tường chắn so với đất đắp nhằm giảm chiều cao tường. Lưng tường có độ nghiêng thích hợp để làm giảm áp lực đất.
  • Mặt trước tường chắn chịu tác động lớn của ngoại lực: sóng, dòng chảy, sự ma sát của bùn cát,… Thì cần được cấu tạo có cường độ cao. Trong trường hợp cần thiết dùng loại vật liệu có cường độ cao để phủ ngoài.
  • Khi không có yêu cầu đặc biệt thì cần dựa theo biện pháp thi công và yêu cầu sử dụng để xác định kích thước bên trên của tường chắn.
  • Độ nghiêng và hình dạng mặt ngoài của ngực tường chắn cần được xác định theo điều kiện sử dụng, các điều kiện về ổn định và cường độ.

Tường chắn đất là một giải pháp xây dựng hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích về an toàn. Giúp ổn định địa hình, bảo vệ môi trường và an toàn khi ứng dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn vật liệu xây dựng tường chắn đất. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất ngay khi nhận được thông tin.


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

VĐKT không dệt PR

VĐKT dệt GT

Rọ đá

Bấc thấm

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông


Màng HDPE

0909903934
Contact