Mục lục
Bấc thấm PVD là gì? Bấc thấm đó có bao nhiêu loại? Đặc tính ra sao? Chúng có công dụng như thế nào trong các công trình xây dựng? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu để rõ hơn về loại bấc thấm PVD này nhé!
Bấc thấm PVD là gì?
Bấc thấm PVD có tên tiếng anh là Prefabricated Vertical Drain là bấc thấm đứng dùng để thoát nước đứng. Giúp gia tăng khả năng ổn định của công trình và nền móng. Bấc thấm đứng PVD có cấu tạo gồm 2 lớp:
- Lớp vỏ: Được làm từ vải địa kỹ thuật không dệt. Chứa thành phần 100% hạt nhựa PP (Polypropylene) hoặc PET được xuyên kim/gia nhiệt liên tục. Không thêm bất kỳ phụ gia kết dính nào.
- Lõi bấc: Được làm từ hạt nhựa PP có rãnh ở hai phía. Hỗ trợ dẫn truyền nước và thoát nước hiệu quả.
Bấc thấm đứng PVD sử dụng hiện tượng thẩm thấu ngược (mao dẫn) để đưa nước lên bề mặt. Khi kết hợp bấc thấm PVD với bấc thấm ngang PHD sẽ tạo thành một hệ thống thoát nước hoàn thiện.Nước sẽ được thẩm thấu sang bấc ngang. Từ đó đi theo các rãnh lõi để thoát ra ngoài.
Tiêu chuẩn bấc thấm PVD
Hiện nay, bấc thấm PVD được thiết kế theo 2 tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành là TCVN 9355:2012 và TCVN 9355:2013.
Bảng 1- Tiêu chuẩn bấc thấm theo TCVN 9355:2012 và 9355:2013
TIÊU CHUẨN | TCVN 9355:2012 | TCVN 9355:2013 |
Cường độ chịu kéo khi đứt | >1.6kN | >1.6kN |
Độ giãn dài khi đứt | >20% | >20% |
Độ giãn dài (F=0.5kN) | <10% | <10% |
Khả năng thoát nước (10kPA; I-0.5) | (80-140).10-6m3/s | (80-140).10-6m3/s |
Khả năng thoát nước (400kPA; I-0.5) | (60 – 80).10-6 m3/s | (60 – 80).10-6 m3/s |
Kích thước lỗ | <0.075mm | <0.075mm |
Hệ số thấm | ≥1×10-4m/s | >1.4×10-4m/s |
Lực kháng xuyên thủng thanh | – | >100N |
Lực kháng bục | – | 900kPa |
Lực xé rách hình thang | – | >100N |
Đặc tính của bấc thấm đứng
- Độ bền cơ học tốt (dai, khó đứt)
- Hệ số thấm cao
- Kích thước lỗ thoát nước nhỏ. Giúp thoát nước tốt nhưng vẫn ngăn chặn các hạt bụi mịn, hạt sét thẩm thấu hiệu quả.
- Thoát nước theo phương thẳng đứng.
Ứng dụng
Có tác dụng chủ yếu là gia cố nền đất yếu. Hiệu quả thi công và xử lý nhanh. Đạt đến 95% độ ổn định dài hạn so với các phương pháp thi công thông thường.
Có thể kết hợp với nhiều phương pháp như phương pháp gia tải, phương pháp bơm hút chân không để gia tăng thời gian và năng suất làm việc của bấc thấm.
Được sử dụng rộng rãi trong các công trình giao thông đường bộ như đường cao tốc, đường dẫn đầu cầu, sân bay, đường băng, đường sắt,… Thậm chí còn được sử dụng cho các công trình thi công cảng, kho xăng dầu,…
Xử lý tẩy rửa các chất ô nhiễm trong môi trường. Thường gặp nhất là ở các khu bãi chôn lấp rác thải. Kết hợp với công nghệ hút chân không để hút nước ngầm thông qua các lớp đất bị ô nhiễm. Hỗ trợ mang các chất ô nhiễm lên bề mặt để dễ dàng xử lý.
Ưu điểm của bấc thấm PVD trong xây dựng
Khi thi công bấc thấm PVD sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đầu tư xây dựng. So với các phương pháp thoát nước khác, bấc thấm PVD rút ngắn gấp 3 lần thời gian thoát nước. Hiệu suất có thể lên đến 10.000m/ngày.
Sử dụng phương pháp bấc thấm đứng tiết kiệm được khối lượng đào đắp. Giảm thiểu chi phí vận chuyển và chi phí thi công. Ngoài ra, thi công bấc thấm đứng rất dễ dàng. Từ đó, cố kết và gia cố đất cứng cáp nhanh hơn.
Kêt Luận
Bấc thấm PVD là bấc thấm đứng giúp dẫn truyền và thoát nước theo phương thẳng đứng. Mang nhiều lợi ích trong công tác xây dựng công trình trên các nền đất yếu. Để có thể nhận được báo giá bấc thấm đứng mới nhất và nhiều ưu đãi nhất. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và gửi báo giá cho bạn sớm nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…