Lưới địa kỹ thuật là gì? 

Lưới địa kỹ thuật là gì? 

Lưới địa kỹ thuật là một trong những loại vật liệu địa kỹ thuật quan trọng trong các công trình. Vậy lưới địa kỹ thuật có cấu tạo như thế nào? Bao gồm những loại nào? Được ứng dụng ra sao? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu chủ đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất đầu tiên năm 1978 tại Anh, bởi công ty Tensar (tiền thân là Netlon). Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu phát triển, thí nghiệm và áp dụng tại hàng chục nghìn dự án trên khắp toàn cầu, Lưới địa kỹ thuật đang chứng tỏ được ưu điểm của mình về tính kinh tế, tiến độ cũng như thân thiện môi trường. Tính đến hiện nay, lưới địa đã trở thành một trong những phương pháp gia cố không thể thiếu cho các công trình xây dựng.

Lưới địa kỹ thuật có tên tiếng anh là Geogrid là loại lưới được cấu tạo từ các sợi gân Polymer tổng hợp sắp xếp vuông góc hoặc song song với nhau sao cho có khoảng trống đan xen hình thành tấm lưới có nhiều ô vuông. Các ô vuông này được gọi là các ô “aperture”.

Lưới địa kỹ thuật được sản xuất từ các nguyên liệu Polymer cao cấp. Điển hình như: Sợi thủy tinh (Fiberglass), Polyester (PET), Polypropylene (PP), High Density Polyethylene (HDPE).

Dựa vào cấu tạo của lưới, chia làm 3 loại lưới địa chính. Bao gồm: lưới địa kỹ thuật 1 trục, 2 trục, 3 trục. Dựa vào nguyên liệu sản xuất ta lại chia thành các loại lưới khác. Ví dụ như: Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh, lưới địa kỹ thuật HDPE, lưới PP, lưới PET, lưới PE.

Đặc điểm cấu tạo

Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh là loại lưới được dệt từ sợi thủy tinh có chứa ít nhất 90% nguyên tử cacbon (Fiberglass) và được tráng một lớp lớp bitum (nhựa đường) để tăng khả năng chịu kéo và chịu nhiệt. Đây là loại lưới được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Lưới được kiểm định chất lượng với nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Lưới địa cốt sợi thủy tinh có độ bền cực kỳ cao*. Là giải pháp công nghệ cao cho các công trình hàng không, công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
*cao hơn so với các loại lưới địa được làm từ Polymer tổng hợp (PP, PET, HDPE) thông thường.

Hiện nay lưới địa cốt sợi thủy tinh là loại vật liệu địa kỹ thuật được nhập khẩu chủ yếu từ Anh (Tensar), Trung Quốc (Hockgrid), Đài Loan, Đức, Hà Lan,… 

Lưới địa kỹ thuật 2

Đặc điểm kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật sợi thủy tinh có phương chịu lực theo 2 chiều như nhau. Được gọi chung là lưới địa hai trục (Geogrid Biaxial). Lưới có cường lực phổ biến từ 30kN đến 300kN. Ví dụ: Fiberglass Geogrid 30/30kN/m, 40/40kN/m, 50/50kN/m …300/300kN/m.

Dựa vào thành phần cấu tạo, lưới địa cũng được chia làm 3 loại là lưới địa 1 trục PE, lưới địa 1 trục PP và lưới địa 1 trục HDPE.

Lưới địa 1 trục PE: Lưới địa kỹ thuật 1 trục PE là loại lưới địa kỹ thuật được sản xuất từ polyethylene (PE). Lưới có tính linh hoạt cao và độ bền tốt. Được ứng dụng chủ yếu để gia cố và ổn định mái dốc và các mặt nền đất yếu.

Lưới địa 1 trục PP: Lưới địa kỹ thuật PP một trục là sản phẩm lưới địa kỹ thuật được làm từ Polymer PP (Polypropylene). Lưới này có đặc tính chịu kéo một phương cao, ổn định dưới tác động sinh hóa tự nhiên và chịu mài mòn do sỏi đá tốt.

Lưới địa kỹ thuật 3

Lưới địa 1 trục HDPE: Là lưới có cấu tạo thành từ nhựa HDPE (High Density Polyethylene). Được thiết kế với mắt lưới liên kết liên tục dọc theo chiều cuộn lưới tạo thành kết cấu vững chắc có ứng suất kéo và sức chịu kéo cao lên đến 100-200 Mpa. Lưới HDPE 1 trục được ứng dụng để nâng cao khả năng chịu tải của các công trình xây dựng như đường, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng container và ổn định nền đất, gia cố mái dốc để tăng khả năng ổn định và khống chế sụt trượt.

Lưới địa kỹ thuật 4

Lưới địa 2 trục PP: Lưới được làm từ nhựa PP (Polypropylene). Lưới có khả năng chịu lực theo hai phương giúp lưới chịu lực và khuếch tán lực tác động trên mặt đất khá tốt. Được sử dụng phổ biến trong các công trình chịu tác động lực với tần suất cao.

Lưới địa 2 trục PET: Là lưới có cấu tạo từ nhựa PET (Polyester). Có khả năng chịu lực theo 2 phương và được phủ 1 lớp PVC hoặc Bitumen bên ngoài có tác dụng kháng tia cực tím, axit và ngăn ngừa sự phá vỡ cấu trúc lưới. Được ứng dụng để gia cố ổn định mái dốc, nền đất, tường chắn cho công trình.

Lưới địa kỹ thuật 3 trục được làm từ nhựa Polyethylene (PE) hoặc Polypropylene (PP) mật độ. Mặt lưới có cấu trúc hình tam giác, tạo ra một hệ thống chịu lực cao dựa trên 4 hướng của các vị trí mối nối giao điểm. Được ứng dụng gia cường nền sân bay, đường băng, đường cao tốc, xe lửa, bến cảng, cảng biển,…

Lưới địa kỹ thuật 5

Sử dụng lưới địa giúp làm giảm độ dày lớp vật liệu đắp lên tới 40% nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng kiên cố của công trình. Phương pháp lưới địa được áp dụng không chỉ giúp giảm khối lượng đào, đất đắp mà còn bảo vệ được các nguồn tài nguyên tự nhiên.

Lưới địa còn giúp tăng vòng đời thiết kế, kiểm soát được các khả năng lún chênh lệch và nâng cao độ chặt của lớp vật liệu đắp. Các công trình sử dụng lưới địa cũng ít bị xáo trộn và có khả năng giảm thiểu được sự làm yếu các lớp móng đường nhạy cảm.

Sau khi đóng cọc móng, lưới được trải trên các cọc để tạo ra giàn đỡ giúp truyền tải trọng đều lên các cọc từ các công trình bên trên. Đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng, tiết kiệm chi phí vật liệu đáng kể.

Lưới địa kỹ thuật 6

Lưới địa kỹ thuật được trải thành từng lớp theo phương ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng lưới địa hoặc chắn bằng các bao tải đất hay thiết kế thêm thảm thực vật nhân tạo để chống xói mòn bề mặt. Ứng dụng lưới địa giúp cho mái dốc xây dựng có thể đạt tới độ cao 50m.

Ứng dụng lưới địa kỹ thuật giúp làm giảm độ dày lớp nhựa đến 40%. Giảm đáng kể hiện tượng nứt và biến dạng mặt đường. Giảm hiện tượng lún lên đến 70%. Điều này cũng giúp tăng vòng đời mặt đường lên 2-3 lần. Tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực cho công trình.

Trải lưới địa lên bề mặt có nhiều hốc trống, nhiều vật liệu khối lộn xộn như đá, đá vôi, sỏi,… Để hạn chế sụt lỗ rộng. Đồng thời bảo vệ lớp lót như vải địa kỹ thuật, màng chống thấm HDPE,… Được ứng dụng phổ biến trong các ô chôn lấp rác, hồ chứa nước trên núi đá, vùng mỏ,…

Được trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu. Trong trường hợp này, lưới vừa giúp tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn.

Lưới địa kỹ thuật giúp giữ và tăng ma sát của lớp vật liệu đắp trên mái dốc. Đặc biệt là ở bề mặt trơn nhẵn như vải địa kỹ thuật, màng chống thấm trơn. Tăng hiệu quả gia cố và chống sụt trượt lớp vật liệu đắp trên mái dốc.

Lưới địa kỹ thuật có cấu tạo từ nhiều nguyên liệu nhựa Polyme nguyên sinh khác nhau. Theo cấu tạo, lưới được chia làm 3 loại chính là lưới 1 trục, 2 trục, 3 trục. Tương ứng với khả năng chịu lực theo 1 phương, 2 phương và 3 phương. Được ứng dụng trong công tác gia cố và ổn định nền móng, neo giữ đất hoặc lớp vật liệu đắp chống sụt trượt. 

Phú Thành Phát tự hào là đơn vị phân phối chính thức và là đối tác thâm niên với 2 nhãn hàng thương hiệu lưới địa kỹ thuật lớn TensarHockgrid. Chúng tôi cung cấp lưới địa kỹ thuật chính hãng, đạt tiêu chuẩn và đa dạng thông số với giá vô cùng cạnh tranh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lưới địa kỹ thuật hoặc yêu cầu báo giá. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc và gửi báo giá sớm nhất cho bạn!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact