Mục lục
Vải địa kỹ thuật nếu không nhìn kỹ vẫn rất dễ bị lầm tưởng là loại vải thông thường như vải không dệt hoặc vải dệt pha nilon, polyester,… Tuy nhiên, nếu xét kỹ về đặc điểm cấu tạo, sự khác biệt giữa 2 loại vải này khá rõ rệt. Vậy điểm khác biệt giữa vải địa kỹ thuật và vải thông thường được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về 2 loại vải này để cùng khám phá điều khác biệt nhé!
Định nghĩa và thuật ngữ
Vải địa kỹ thuật là gì?
Vải địa kỹ thuật viết tắt là “vải ĐKT”, là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải ĐKT được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác nhau như: đất, đá, bê tông,… trong xây dựng công trình. Vải địa kỹ thuật được chia làm 2 loại chính. Bao gồm:
Vải ĐKT không dệt (non woven geotextile):
Vải ĐKT không dệt là loại vải gồm các sợi vải phân bố ngẫu nhiên được liên kết với nhau bằng phương pháp gia nhiệt, xuyên kim liên tục để tạo thành tấm vải có kết cấu chặt chẽ. Đảm bảo các chức năng gia cường, phân cách và tiêu thoát nước.
Loại vải này được ứng dụng phổ biến chủ yếu với chức năng làm lớp phân cách hoặc lớp lọc, tiêu thoát nước.
Vải ĐKT dệt (woven geotextile):
Vải ĐKT dệt là loại vải được sản xuất theo phương pháp dệt trong đó các sợi vải hoặc các bó sợi được sp xếp theo hai phương vuông góc với nhau để tạo thành tấm vải có kết cấu sợi được sắp xếp trật tự, chặt chẽ. Vải nổi bật với chức năng gia cường nên còn được gọi là vải địa kỹ thuật dệt gia cường. Được ứng dụng chủ yếu trong các công trình gia cố nền đất yếu. Hoặc gia cố mái dốc, mái taluy chống sụt trượt.
Vải ĐKT phức hợp (composite geotextile):
Vải ĐKT phức hợp là loại vải được kết hợp giữa vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Kết cấu bao gồm các bó sợi polyester có cường độ chịu kéo cao và độ giãn dài kéo đứt nhỏ liên kết với một lớp vải không dệt có khả năng thấm nước tốt.
Mặc dù chiếm cả 2 ưu điểm của 2 loại vải dệt và không dệt nhưng trên thực tế, loại vải này không được phổ biến và ít được sử dụng hơn so với 2 loại vải còn lại.
Vải thông thường là gì?
Vải là tên gọi của một loại vật liệu có nguyên liệu cấu tạo từ sợi tự nhiên như sợi bông, nylon, len lụa,… Hoặc các sợi nhân tạo như sợi nhựa tổng hợp,… Được dệt và đan kết với nhau theo các trật tự nhất định tạo thành tấm vải có mạng lưới sợi liên kết chặt chẽ. Có 2 nhóm xơ sợi chính được ứng dụng để dệt vải. Bao gồm:
- Xơ sợi tự nhiên:
- Xơ sợi từ động vật: len, lông hoặc tơ (tơ tằm) của các loại động vật.
- Xơ sợi từ thực vật: bông, lanh, đay, tre, tơ sen, tơ chuối, sợi tre,…
- Xơ sợi từ khoáng vật: sợi amiang, sợi bazan, sợi thủy tinh, sợi kim loại,…
Các loại sợi được kéo ra từ các loại khoáng chất trong tự nhiên bằng các công đoạn đặc thù. Đước ứng dụng trong các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp xây dựng, công nghiệp vật liệu,… Chúng ít được sử dụng trong các ngành công nghiệp may mặc thông dụng.
- Xơ sợi nhân tạo: nylon, polyester, acrylic, rayon…
Điểm giống và khác nhau của vải địa kỹ thuật và vải thông thường
Điểm giống nhau
- Đều được sản xuất từ các sợi nguyên liệu thông qua quá trình gia nhiệt, dệt kim,…
- Vải có kết cấu hình dạng được liên kết thành một tấm vải chặt chẽ. Có khả năng thấm và thoát nước.
Điểm khác nhau
Vải địa kỹ thuật và vải địa thông thường có rất nhiều điểm khác nhau. Các đặc điểm khách quan có thể dễ nhận biết nhất chính là hình dạng, cấu tạo và cách thức liên kết hoặc cách ứng dụng của chúng.
Bảng 1 – Điểm khác biệt giữa vải địa kỹ thuật và vải thông thường
Đặc điểm | Vải địa kỹ thuật | Vải thông thường |
---|---|---|
Cấu tạo | Được sản xuất từ các sợi Polypropylene/Polyester nguyên sinh 100%. | Được sản xuất từ các sợi tự nhiên như cotton, linen,… hoặc sợi tổng hợp như nylon, polyester. |
Phân loại | Vải địa dệt gia cường, vải địa không dệt và vải địa phức hợp. | Có đa dạng loại vải tùy vải nguồn nguyên liệu vải dệt (kaki, linen, kate, cotton, denim, voan, lụa,…). |
Phương pháp liên kết | Phương pháp gia nhiệt, xuyên kim liên tục hoặc phương pháp dệt. | Phương pháp dệt, đan, gia nhiệt, dệt kim, dệt thoi,… |
Đặc tính của vải | Có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.Tiêu thoát nước tốt.Làm lớp phân cách giữa các lớp vật liệu. | Kích thước ổn định, biến dạng kém.Mềm, nhẹ, thoáng khí.Chống nhăn, dễ chăm sóc.(Tùy từng chất liệu vải) |
Ứng dụng | Được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng cơ sở hạ tầng. | Được sử dụng trong may mặc, trang trí nội thất hoặc ứng dụng làm vật liệu phụ kiện,… |
Kết luận
Vải địa kỹ thuật và vải thông thường mặc dù thoạt nhìn có vẻ rất giống nhau nhưng thực tế chúng được cấu tạo rất khác nhau. Thậm chí về mặt đặc điểm và cách ứng dụng cũng không hề giống nhau. Nếu như vải thông thường được ứng dụng để may mặc, thiết kế nội thất, thời trang,… Thì vải địa kỹ thuật đúng như tên gọi, chúng được ứng dụng cho lĩnh vực địa kỹ thuật. Chủ yếu là trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khác với sự đa dạng trong nguyên liệu cấu tạo của vải thông thường, vải địa kỹ thuật chỉ có 1 loại nguyên liệu duy nhất là sợi nhựa nguyên sinh tổng hợp PP/PE. Và dựa vào phương pháp liên kết để cho ra 2 phân loại duy nhất: Vải địa kỹ thuật dệt gia cường, vải địa kỹ thuật không dệt.
Hy vọng rằng, qua bài viết trên, Phú Thành Phát sẽ giúp cho bạn cách phân biệt khác quan nhất về vải địa kỹ thuật và vải thông thường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hãy truy cập vào mục “Tin Tức” của PTP để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mỗi ngày nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…