Mục lục
Đập dâng hay còn gọi là đập đất được ứng dụng trong các công trình thủy lợi nhằm điều tiết dòng chảy và điều hòa hệ thống sông ngòi. Loại đập này rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới do có nhiều ưu điểm sử dụng. Vậy cấu tạo của loại đập này như thế nào? Kết cấu rọ đá được ứng dụng xây dựng đập dâng ra sao? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đập dâng
Đập dâng là gì?
Đập dâng hay còn gọi là đập đất là công trình dâng nước dùng để chắn nước và dâng cao mực nước ở thượng lưu với chức năng chính là tạo các hồ chứa và điều tiết dòng chảy.
Cấu tạo đập dâng
Cấu tạo của đập đất gồm ba bộ phận kết cấu chính:
- Thân đập (Bộ phận chịu lực): Được giới hạn bởi đỉnh đập, đáy đập, mái thượng lưu và mái hạ lưu.
- Bộ phận chống thấm trong thân đập: Tường nghiêng hoặc tường lõi sử dụng các loại vật liệu có tính chống thấm tốt (đất sét, bê tông, nhựa đường,…). Riêng loại đập đất đồng chất không cần áp dụng bộ phận này do đất có khả năng chống thấm tốt.
- Thiết bị thoát nước: Được cấu tạo theo kiểu tầng lọc ngược với vật liệu là cát, đá dăm, đá đổ,… Có nhiệm vụ thu nước thấm từ đập và nền và dẫn ra ngoài thân đập. Được bố trí ở hạ lưu thân đập.
Ưu và nhược điểm đập đất dâng nước
Đập đất được sử dụng rộng rãi vì có những ưu điểm sau:
- Dùng vật liệu tại chỗ, dễ tìm, dễ khai thác, tiết kiệm được các vật liệu quý như sắt, thép, xi măng…
- Cấu tạo đơn giản, có thể xây dựng đập đất với chiều cao lớn. Giá thành hạ.
- Tính chất của vật liệu đắp đập không bị thay đổi theo thời gian, độ bền của đập càng tăng. Chống chấn động tốt.
- Dễ quản lý, dễ tôn cao đắp dày thêm mà không cần tháo cạn hồ chứa.
- So với các loại đập khác yêu cầu về nền không cao.
- Đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thiết kế, thi công đập đất.
Tuy vậy đập đất cũng có một số nhược điểm sau:
- Đập đất không cho nước tràn qua cho nên phải xây dựng công trình tháo lũ ngoài thân đập.
- Ở những nơi mưa nhiều việc thi công đắp đập bằng phương pháp đầm nén gặp nhiều trở ngại vì khó khống chế độ ẩm của đất.
- Đập đất có khối lượng lớn do đó thời gian thi công thường kéo dài, phải sử dụng nhiều máy móc và nhân lực.
Phân loại đập dâng
Phân loại theo phương pháp thi công
- Đập đầm nén: Khi đắp đất người ta trải từng lớp đất và đầm nén chặt.
- Đập đất bồi: Dùng máy thủy lực và phương pháp thủy lực để thi công đập.
- Đập nửa bồi: Dùng máy móc để đào và vận chuyển đất. Khi đắp đất thân đập thì dùng máy thủy lực.
- Đập đắp bằng phương pháp đổ đất trong nước: Người ta đổ đất trong nước tĩnh không phải đầm nén. Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân đất sẽ được nén chặt.
- Đập đắp bằng phương pháp nổ mìn định hướng: Dùng bộc phá hất đất hai bên bờ sông xuống tạo thành đập ngăn sông.
Phân loại theo cấu tạo
- Đập đồng chất: Thân đập đắp bằng cùng một loại đất.
- Đập không đồng chất: Thân đập được đắp bằng hai hay nhiều loại đất.
- Kiểu tường nghiêng: Đất ít thấm đắp phía trước, đất thấm nhiều đắp phía sau.
- Kiểu tường lõi: Đất ít thấm đắp ở giữa mặt cắt, đất thấm nhiều đắp hai bên.
- Đập có tường nghiêng (mềm hoặc cứng).
- Đập có tường lõi (mềm hoặc cứng).
- Đập hỗn hợp: Thường bố trí lõi đất ở giữa, lăng trụ đá ở hai bên, giữa phần đất và đá có các lớp đệm chuyển tiếp.
Phân loại theo điều kiện tháo nước
- Đập đất không tràn nước.
- Đập đất tràn nước.
Một số đập dâng, đập đất quy mô lớn tại Việt Nam
- Đập Cấm Sơn: Vị trí công trình huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (1966 – 1974);
Đập đất đồng chất, chiều cao đập Hmax= 41,5m; Tràn xả mặt có cửa van, lưu lượng xả thiết kế Q=726,8m3/s. - Đập Xạ Hương: Vị trí công trình huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (1977 – 1982);
Đập đất đồng chất, chiều cao đập Hmax=41,0m; Tràn xả mặt có cửa van, lưu lượng xả thiết kế Q=259,0m3/s. - Đập Sông Quao: Vị trí công trình huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Phan Thiết (1988-1997);
Đập đất đồng chất, chiều cao đập Hmax= 40,0m; Tràn xả mặt có cửa van, lưu lượng xả thiết kế Q=1058,0m3/s. - Đập Ngàn Trươi: Vị trí công trình huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (2009 – 2018);
Đập đất đá nhiều khối, chiều cao đập Hmax= 53,9m, chiều dài theo đỉnh L=342,0m; Tràn xả mặt, số cửa xả tràn 5 cửa kích thước 8,0mx7,0m, lưu lượng xả thiết kế Q=1937m3/s. - Đập Tả Trạch: Vị trí công trình thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa thiên – Huế (2005 – 2016);
Đập đất đá nhiều khối, chiều cao đập Hmax=60,0m, chiều dài theo đỉnh L=1.187m; Tràn xả mặt, số cửa xả tràn 5 cửa kích thước 9,0mx10,0m, tràn xả sâu, số cửa xả tràn 5 cửa kích thước 4,0mx3,2m lưu lượng xả thiết kế Q=4.367m3/s.
Kết cấu đập dâng bằng rọ đá
Rọ đá là loại vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu trong các công trình thủy lợi nhằm gia cố và chống xói mòn từ áp lực nước. Với chức năng chịu lực tốt, độ bền cơ học cao. Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sinh hóa hay điều kiện thời tiết. Rọ đá được ứng dụng nhiều nhất cho các công trình đê đập.
Đối với đập đất dâng nước, rọ đá được ứng dụng cho khá nhiều bộ phận như:
- Làm chân khay kết hợp tường lõi chống thấm hoặc tường nghiêng chống thấm.
- Ứng dụng làm bộ phận lọc tiêu thoát nước thấm qua thân và nền đập.
- Gia cố mái đập, làm mái đập thượng lưu.
- Vật liệu ứng dụng bảo vệ mái đập hạ lưu.
- Làm chân khay bộ phận chống thấm ở nền đập.
Kết luận
Đập dâng hay còn gọi là đập đất được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới. Với lợi ích mang lại, đập giúp điều hòa mực nước ở sông ngòi và điều tiết dòng chảy. Hạn chế các tình trạng hạn hán hoặc lũ lụt. Cấu tạo đập cũng rất đơn giản, dễ dàng xây dựng. Ứng dụng rọ đá trong xây dựng đập đất dâng nước là một trong những phương pháp khá hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế và hiệu dụng cao. Thích hợp với đa số điều kiện địa hình. Ngoài ra, đập còn có tính an toàn và ổn định cao ngay khi chịu tải trọng động đất lớn. Dễ tu dưỡng, quản lý và tôn cao, đắp dày khi có yêu cầu nâng cấp nhưng vẫn mang tính lợi ích kinh tế cao bởi giá thành thấp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…