Bạt HDPE hay còn gọi là màng chống thấm HDPE là một trong những vật liệu địa kỹ thuật có chức năng làm lớp phân cách vật liệu với khả năng chống thấm gần như tuyệt đối. Được ứng dụng rất nhiều ở các công trình yêu cầu phân cách, chống thấm cao như lót hồ chứa nước, ao nuôi tôm, bãi rác, hầm biogas,… Vậy khi thi công, làm sao để liên kết các tấm màng này lại với nhau? Ứng dụng phương pháp liên kết nào? Và phương pháp đó thực hiện như thế nào để đạt đúng kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất cho công trình? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!
Hàn bạt HDPE
Hàn bạt HDPE là quá trình liên kết các tấm màng chống thấm HDPE liền kề với nhau bằng phương pháp hàn nhiệt cùng với thiết bị hàn nhiệt.
Có 2 phương pháp hàn bạt HDPE. Bao gồm: Phương pháp hàn nhiệt và hàn đùn.
Phương pháp hàn nhiệt
Phương pháp hàn nhiệt thường được ứng dụng cho các trường hợp liên kết các màng chống thấm liền kề lại với nhau.
Thiết bị được sử dụng hàn nhiệt phải là thiết bị hàn nóng. Được trang bị bộ phận nêm tách cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.
Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động. Được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ hàn nhằm đảm bảo khả năng điều khiển máy cho thợ hàn và người thi công.
Phương pháp này ít được sử dụng để hàn các góc nhỏ, chi tiết nhỏ.
Phương pháp hàn đùn
Phương pháp này chủ yếu dùng để hàn các chi tiết nhỏ. Hoặc dùng cho quá trình sửa chữa, hàn các chi tiết đặc biệt.
Thiết bị hàn đùn cần phải được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ nhằm kiểm soát nhiệt độ trong quá trình hàn.
Phương pháp này được xem là phương pháp hiệu quả, tiện lợi trong việc hàn một tấm bạt HDPE mới với 1 tấm bạt đã được lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như phương pháp hàn nhiệt.
Một số lưu ý khi hàn bạt HDPE
- Màng chống thấm HDPE khi thi công sẽ được tiến hành trải màng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Ngày sau khi trải, cần phải liên kết các tấm màng chống thấm lại với nhau bằng phương pháp hàn nhằm đảm bảo màng không bị xê dịch, thay đổi vị trí đã được trải trước đó. Tất cả tấm màng đã trải đều phải được đánh dấu cẩn thận.
- Các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất. Theo chiều dọc của mái dốc.
- Tại các chi tiết đặc biệt như gốc cây, hoặc những vị trí không thuận lợi cho việc hàn bạt HDPE thì nên tối thiểu các mối hàn nhất có thể.
- Tại chân của mái taluy nên thiết kế các mối hàn không kéo dài quá 1.5m.
- Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm. Và được cắt theo góc 45o.
- Các thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Kết luận
Hàn màng HDPE là một trong những phương pháp ứng dụng nhiệt để liên kết màng chống thấm HDPE. Có 2 phương pháp để hàn bạt là phương pháp hàn nhiệt và hàn đùn. Nếu hàn nhiệt chủ yếu sử dụng cho việc hàn các màng liền kề nhau thì phương pháp hàn đùn sẽ giúp xử lý các vị trí hàn góc cạnh, chi tiết nhỏ hoặc sửa chữa màng. Tuy nhiên, dù là phương pháp hàn nào thì cũng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và quy trình ứng dụng của từng phương pháp. Ngoài ra, cần nắm rõ một số lưu ý thi công để tránh gây sai sót khi hàn màng. Đảm bảo công tác thi công hàn bạt được chuẩn và đúng kỹ thuật nhất.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được các phương pháp hàn bạt HDPE đúng kỹ thuật. Ngoài ra, nếu có bất kỳ yêu cầu tư vấn về màng HDPE cho công trình của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…