Mục lục
Màng HDPE là vật liệu chống thấm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và đa dạng mục đích. Khi thi công màng, cũng cần tuân theo quy trình tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo khả năng hiệu suất sử dụng của màng. Đặc biệt là trong công trình thủy lợi. Vậy tiêu chuẩn thi công màng chống thấm HDPE trong công trình thủy lợi được áp dụng theo tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn đó quy định cụ thể những điều kiện và quy trình thi công như thế nào? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về phương pháp thi công bạt HDPE theo tiêu chuẩn Quốc Gia trong nội dung bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!
Cơ sở pháp lý
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, thi công, nghiệm thu màng chống thấm HDPE để chống thấm công trình thủy lợi bằng đất (đập đất, đập đất đá hỗn hợp, kênh, ao, hồ) xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa;
Áp dụng cho đập có chiều cao nhỏ hơn 15m.
Màng chống thấm HDPE quy định trong tiêu chuẩn này chỉ có tính năng chống thấm (hoặc ngăn chặn thẩm thấu chất ô nhiễm) cho công trình.
Tài liệu viện dẫn
Một số tài liệu viện dẫn được sử dụng áp dụng vào tiêu chuẩn này bao gồm:
- TCVN 8216:2009, Thiết kế đập đất đầm nén.
- TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật – Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.
Quy trình thi công màng HDPE trong công trình thủy lợi theo TCVN 11322:2018
Công tác chuẩn bị
Yêu cầu về màng HDPE sử dụng trong công trình
Màng chống thấm HDPE trước khi chuyển đến công trường phải được đóng gói cẩn thận và có đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật sau:
- Bản khai ngày sản xuất;
- Chứng chỉ xác nhận rằng tất cả các sản phẩm màng chống thấm được cung cấp chỉ bởi một nhà cung cấp;
- Bản xác nhận không sử dụng polymer tái chế trong nhựa nền;
- Các chứng chỉ kiểm soát chất lượng do nhà sản xuất phát hành;
- Các báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất;
- Các kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn (làm tài liệu so sánh với báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất) và các chứng chỉ xác nhận màng chống thấm đạt yêu cầu chất lượng của sản phẩm;
- Bản hướng dẫn vận chuyển, giao hàng, bảo quản, bốc dỡ màng chống thấm;
- Bản hướng dẫn lắp đặt màng chống thấm;
- Lưu mẫu để rà xét.
Yêu cầu về kỹ thuật vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản màng HDPE tại công trường
Sử dụng phương tiện chuyên dụng để vận chuyển màng chống thấm từ kho trữ, nơi sản xuất đến công trường nhằm tránh các hư hại do tác động cơ học và thời tiết.
Tại công trường phải sử dụng các thiết bị phù hợp để di chuyển các cuộn màng chống thấm từ nơi tập kết đến vị trí lắp đặt. Đảm bảo sao cho không làm hư hại mặt bằng, không làm thủng rách các cuộn màng chống thấm. Không kéo lê các cuộn màng chống thấm trên mặt đất.
Các thiết bị bốc dỡ không được phép sử dụng cáp thép mà phải dùng cáp mềm dạng băng vải.
Nơi tập kết các cuộn màng chống thấm tại công trường phải đảm bảo khô thoáng. Được che phủ tránh mưa, nắng. Tránh xa khu vực có nguy cơ cháy nổ, kho chứa dầu, mỡ, bụi bẩn, bùn nước và thuận tiện cho việc chuyên chở tới vị trí lắp đặt.
Không chồng các cuộn màng chống thấm quá 3 tầng.
Yêu cầu thiết bị, dụng cụ thi công
Thiết bị thi công màng
Các thiết bị thi công bao gồm: Máy hàn kép, máy hàn đùn, máy thổi khí nóng, máy mài và các thiết bị, dụng cụ phụ trợ.
- Máy hàn kép (hay còn gọi là máy hàn nêm nóng) phải có đồng hồ đo và khống chế nhiệt độ hàn, áp lực nén và tốc độ hàn. Đường hàn phải bảo đảm kênh khí thông suốt giúp cho việc nghiệm thu bằng thí nghiệm áp lực khí được dễ dàng.
- Máy hàn đùn phải có đồng hồ đo và khống chế nhiệt độ tại đầu đùn.
- Khi thi công phải có đủ máy dự phòng và phụ tùng thay thế để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thi công nhằm đáp ứng kế hoạch và tiến độ.
Thiết bị phục vụ quá trình thi công
Các thiết bị phục vụ thi công bao gồm: hệ thống chiếu sáng, các thiết bị nâng, di chuyển, rải màng, máy phát điện. Các thiết bị này phải được trang bị các phương tiện phòng chữa cháy và có biện pháp phòng ngừa dầu mỡ rò rỉ lên bề mặt màng chống thấm. Không được phép sử dụng phương tiện di chuyển bằng bánh xích mà phải thay bằng bánh lốp cao su.
Dụng cụ, vật tư cần thiết
- Khi thi công cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ, vật tư như sau: Cọc tre hoặc gỗ, bao tải cát, thang dây, thước đo, dao kéo, vật mẫu để đánh dấu khoảng cách chồng mí, bút sơn trắng (thường dùng bút xoá).
- Các dụng cụ để kéo như: puller, kìm,, dây thừng.
- Các dụng cụ để vệ sinh bề mặt màng chống thấm: vải mềm, miếng xốp.
Thiết bị thí nghiệm hiện trường
Các thiết bị dùng cho thí nghiệm hiện trường bao gồm:
- Máy kéo xách tay: kiểm tra chất lượng mối hàn thử. Dựa vào kết quả máy này để lựa chọn các thông số kỹ thuật cho các máy hàn đối với từng ca làm việc. Bao gồm: nhiệt độ hàn, áp lực nén và tốc độ hàn.
Yêu cầu kỹ thuật: lực kéo tối thiểu là 1200N. Đường hành trình của ngàm kẹp di động ≥ 50cm. - Kiểm tra hiệu chuẩn của các thiết bị. Bao gồm: thiết bị thí nghiệm chân không, thí nghiệm áp lực khí, thí nghiệm tia lửa điện.
- Khuôn cắt mẫu.
Quy trình thi công màng HDPE trong công trình thủy lợi
Yêu cầu kỹ thuật bề mặt (khu vực thi công)
Bề mặt trước khi rải màng
- Phẳng, nhẵn, chắc (đầm, nén, lu, lèn đúng yêu cầu kỹ thuật) và không đọng nước.
- Phải dọn sạch tất cả các vật liệu có nguy cơ gây hại cho màng chống thấm.
- Tại các vị trí thay đổi độ dốc phải bo tròn tối thiểu đến bán kính 0,15m.
Rãnh neo
- Mép của rãnh neo tiếp xúc với màng chống thấm phải được bo tròn để tránh làm rách màng khi bị kéo căng.
- Lắp đặt màng chống thấm đến đâu phải đổ đất vào rãnh neo đến đó.
- Đất đổ vào rãnh neo phải đầm chặt theo yêu cầu thiết kế nhưng tối thiểu K ≥ 0,9.
Chuẩn bị màng HDPE trước thi công lắp đặt
Chọn khu vực đất phẳng, nhẵn, đủ rộng để tập kết các cuộn màng chống thấm và làm nơi chế tạo các tấm panel lắp đặt. Chọn vị trí lắp đặt tấm màng đầu tiên và xác định hướng lắp đặt các tấm tiếp theo.
Vẽ sơ đồ lắp đặt trên nhật ký thi công bao gồm thứ tự lắp đặt, vị trí và kích thước từng tấm (đánh số theo thứ tự).
Số liệu đo đạc từ hiện trường được chuyển về nơi tập kết và chế tạo các tấm panel. Sau khi chế tạo xong, các thông số được viết trực tiếp lên bề mặt từng cuộn rồi xếp theo thứ tự lắp đặt chờ vận chuyển tới vị trí lắp đặt ngoài công trường.
Trong quá trình lưu trữ thi công lắp đặt cần giảm thiểu tối đa thời gian màng HDPE tiếp xúc với ánh mặt trời, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nếu thời gian quá lâu cần có biện pháp che phủ.
Tiến hành thi công (lắp đặt màng)
Trải màng
- Trải màng trên mái dốc: Các tấm panel và các đường hàn nối phải trải song song với hướng mái dốc. Cạnh cuối mỗi tấm panel phải cách chân khay ít nhất là 2m.
- Trải màng trên mặt phẳng: màng được trải theo hướng bất kỳ. Tuy nhiên, vẫn phải tính toán sao cho tổng độ dài các đường hàn nối là ngắn nhất.
- Trải màng tại các góc.
Chồng mí màng HDPE
Khoảng cách chồng mí theo vị trí đã đánh dấu sẵn của nhà sản xuất. Đối với những sản phẩm không được đánh dấu sẵn khoảng cách chồng mí thì dùng vật mẫu để đánh dấu. Khoảng cách chồng mí giữa các tấm màng phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại máy hàn, thường từ 100mm đến 150mm.
Hàn màng
Có 2 phương pháp hàn màng: hàn kép và hàn đùn. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mối nối hàn, cần phải được tiến hành hàn thử trước khi đưa vào thi công chính thức.
Tùy thuộc vào quy mô công trường mà bố trí số lượng máy hàn. Mỗi máy hàn có ít nhất 3 công nhân vận hành. Trong đó có 1 thợ hàn, 1 người làm vệ sinh diện tích hàn và 1 người phụ trách điện.
Cán bộ phụ trách thi công phải lên lịch trình cho từng máy và bàn giao khu vực thi công hết sức cụ thể để tránh bỏ sót đường hàn, đồng thời phải giám sát chặt chẽ các bước trong qui trình hàn nhằm đảm bảo chất lượng các mối hàn.
Trong quá trình lắp đặt, từ cán bộ phụ trách kỹ thuật, giám sát viên, kỹ sư đến công nhân luôn kiểm tra bằng mắt thường trên toàn bề mặt màng chống thấm để phát hiện các khiếm khuyết, đánh dấu các lỗ thủng, rách để sửa chữa.
Kiểm nghiệm chất lượng mối nối hàn
Chất lượng đường hàn được đánh giá bởi độ kín (kín khí hoặc kín nước) và độ bền. Độ kín được kiểm nghiệm bằng phương pháp không phá hủy, được thực hiện trực tiếp tại hiện trường. Độ bền được kiểm nghiệm bằng phương pháp phá hủy tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
Nghiệm thu hạng mục thi công
Dựa vào các văn bản, các kết quả kiểm nghiệm chất lượng màng chống thấm trong suốt quá trình thi công, hội đồng nghiệm thu lập các biên bản nghiệm thu xác nhận màng chống thấm đã được lắp đặt theo đúng quy định yêu cầu đặc tính kỹ thuật và bản vẽ thiết kế.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình thực hiện biện pháp thi công màng chống thấm HDPE cho công trình thủy lợi. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích cần thiết cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về giải pháp thi công hoặc tìm đơn vị cung cấp bạt chống thấm HDPE đa chủng loại, giá tốt. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Quy trình thi công bấc thấm ngang
Mục lụcBấc thấm ngang là gì?Quy trình thi công hệ thống bấc thấm…
–
Trọng lượng đơn vị VĐKT dệt GT đạt ASTM D5261
Mục lụcTrọng lượng đơn vị vải địa kỹ thuật là gì?Vì sao cần…
–
Rọ đá TD là gì? Chức năng và ứng dụng của TD Gabion
Mục lụcRọ đá TD là gì?Một số kích thước rọ đá TD Gabion…