Mục lục
Đối với nông nghiệp, nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và là yếu tố quyết định đến năng suất mùa màng. Do đó, việc xây dựng và tu sửa các công trình thủy lợi nhằm phục vụ cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình thủy lợi còn là yếu tố giúp hạn chế bớt thiên tai, bão lũ, chống xói mòn, sạt lở cho các khu vực ven sông, bờ biển. Vậy VĐKT có vai trò quan trọng gì đối với công trình thủy lợi không? Hãy cùng Phú Thành Phát khám phá chủ đề này thông qua nội dung bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!
Công trình thủy lợi là gì?
Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
Tầm quan trọng của VĐKT trong công trình thủy lợi
VĐKT trong công trình đê chống lũ
Vải địa kỹ thuật có khả năng thoát và lọc nước. Được ứng dụng làm lớp phân cách, bọc lõi thoát nước. Làm vật liệu thấm lọc đặc biệt cho công trình đê thủy lợi để chống xói mòn một cách hiệu quả. Ngoài ra, VĐKT còn giúp gia cố đất, tăng khả năng chịu lực và đảm bảo sự ổn định của đê điều. Được xem là phương pháp xây dựng hiệu quả và tối ưu chi phí. Bảo vệ chống xói mòn bề mặt. Góp phần vào sự ổn định độ dốc cho toàn bộ công trình.
Công trình đê bao ven bờ biển, bờ sông
Đối với các công trình đê bao ven bờ biển, bờ sông, VĐKT được ứng dụng may thành các túi địa kỹ thuật hoặc ống địa kỹ thuật để làm đê mềm. Cấu trúc ống địa kỹ thuật làm đê mềm so với đập chắn sóng truyền thống sử dụng bê tông hoặc đá tảng được đánh giá là tối ưu và hiệu quả vượt trội. Công trình này có thể giúp tiết kiệm lên đến 50% chi phí xây dựng.
Hơn nữa, việc thi công ống địa kỹ thuật khá nhanh chóng và đơn giản. Vật liệu nhẹ, dễ lắp đặt và vận chuyển. Góp phần giảm phát thải cacbon* lên đến 30% so với phương pháp sử dụng đá tảng truyền thống. Ứng dụng vải địa may thành ống địa để làm đê bao, đê mềm, đê chắn sóng ven bờ ,… Là một giải pháp thay thế tốt trong tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cacbon. Đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tối ưu tiến độ.
*Giảm phát thải CO2: giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra.
Công trình kè sông, kè chắn sóng
Kè là công trình được xây dựng dọc theo hai bên bờ của dòng sông, dòng suối, kênh, rạch,… Và là công trình bảo vệ hai bên bờ, giúp ngăn hiện tượng xói mòn, sạt lở,… Do tác động của dòng nước và sóng. Kè luôn chịu tác động trực tiếp và liên tục của các dòng chảy. Do đó, chân kè cần được gia cố và bảo vệ để tránh hiện tượng xói mòn, sạt lở. Giảm thiệt hại về người và tài sản ở khu vực xung quanh. Đặc biệt là trong mùa mưa, bão, lũ,…
Thông thường sẽ ứng dụng vải địa kỹ thuật và rọ đá để gia cố chân kè. Hai loại vật liệu này là vật liệu địa kỹ thuật. Có khả năng thoát nước và tăng cường gia cố, chống xói mòn hiệu quả. Rọ đá là kết cấu khối có liên kết vững chắc như một tường chắn trọng lực. Giúp ngăn chặn khả năng xói mòn của sóng nước và dòng chảy tác động lên thân và chân kè. Vải địa kỹ thuật được đặt bên dưới rọ đá và bên trên đất nền của lòng sông nhằm gia cố và cố định rọ được vững chắc trên mặt đất. Giảm thiểu tình trạng đất bị xói mòn, sụt lún làm dịch chuyển, ngã, đổ kết cấu rọ.
Xây dựng đập và hồ chứa
Vải địa kỹ thuật được ứng dụng cùng với màng chống thấm HDPE trong các công trình thủy lợi xây dựng đập thủy điện, hồ chứa để tăng tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng lâu dài của toàn bộ công trình. Đặt vải địa kỹ thuật bên trên lớp đất nền trước khi trải màng HDPE. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng chịu tải của nền đất đối với công trình hồ chứa. Bên cạnh đó, vải có chức năng làm lớp phân cách, đảm bảo các lớp vật liệu bên dưới nền đất không có khả năng xâm nhập làm thủng cấu trúc màng gây ra hiện tường rò rỉ. Ngoài ra, vải cũng được ứng dụng làm chức năng thấm nước, hút ẩm. Giúp cho bề mặt của màng tiếp xúc với vải và đất luôn được khô thoáng.
Kết luận
Không chỉ nổi bật trong các hạng mục thi công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, vải địa kỹ thuật còn có vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình thủy lợi. Với ba chức năng chính: Phân cách, thoát nước và gia cường,… VĐKT được ứng dụng cho các công trình đê chống lũ, làm lớp bảo vệ chân kè, lớp phân cách cho màng chống thấm HDPE trong các hạng mục xây dựng hồ chứa, đập thủy điện,… Thậm chí, vải địa kỹ thuật còn được may thành các ống địa chứa cát để ứng dụng làm đê bao bờ biển, bờ sông, đê mềm chắn sóng,… Mặc dù không phải là loại vật liệu chính cho các công trình thủy lợi. Nhưng vải ĐKT có vai trò quan trọng và khó có thể thay thế được.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ biết được một số ứng dụng của VĐKT trong các công trình thủy lợi cũng như tầm quan trọng của chúng. Nếu hữu ích, hãy chia sẻ hoặc theo dõi website của Phú Thành Phát để cập nhật thêm nhiều thông tin về Vải địa kỹ thuật nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…