Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật lọc trong công trình thủy lợi

Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật lọc trong công trình thủy lợi

Vải địa kỹ thuật được ứng dụng làm lớp lọc ở công trình thủy lợi sẽ có một số yêu cầu riêng về biện pháp thi công và tiêu chuẩn lựa chọn. Tùy thuộc vào từng công trình và mục đích cụ thể để chọn loại vải và áp dụng biện pháp thi công cho phù hợp. Vậy thi công vải địa kỹ thuật lọc trong công trình thủy lợi có gì đặc biệt hơn so với công trình giao thông thông dụng? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết được chia sẻ bên dưới nhé!

Vải địa kỹ thuật được ứng dụng trong các công trình thủy lợi như kè sông, kè biển, đê, đập,… Với vai trò một lớp lọc, tiêu thoát nước cho công trình, ngăn chặn tình trạng xói mòn gây ra bởi áp lực thủy động từ bên trong bờ, mái dốc và triệu tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa,… Ngoài ra, vải địa còn có thể được ứng dụng như tầng lọc ngược để hạ thấp mực nước ngầm và đảm bảo cốt liệu bên trên nền, lòng sông như đê, kè,… không bị rửa trôi.

Vậy biện pháp thi công vải địa kỹ thuật làm lớp lọc cho các công trình đê, kè được thực hiện như thế nào?

Mặt nền phải đạt cao độ thiết kế và đầm đến độ chặt theo yêu cầu thiết kế.

Bề mặt nền tiếp xúc với vải phải thật phẳng đảm bảo cho vải tiếp xúc tốt với nền.

Những vật cứng, sắc, nhọn phải được dọn sạch để không làm hỏng vải.

Thi công trên khô

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 2

Vải được cắt sẵn theo kích thước yêu cầu, cuộn lại và thả từ đỉnh xuống chân mái dốc (Hình 1).

Khi thi công cơ giới thường dùng các cần cẩu có trang bị thêm khung chuyên dùng, để đặt vải vào các vị trí (hình 2). Trước đó vải đã được khâu nối thành cuộn có kích thước tính sẵn.

Lực kéo lớn nhất trong vải thường xuất hiện khi chuyên chở và đặt thảm. Nếu khối lượng vải quá nặng, có thể dùng thêm các sợi cáp đỡ vải.

Thi công dưới nước

a) Bãi thi công thảm

Ở vùng nước thường xuyên có triều cường thường chọn vùng bờ thoải để thi công. Vì khi triều lên, vải đã được trải xong sẽ nổi lên mặt nước, có thể dắt ngang đến các vị trí đã thiết kế. Khi thi công mái sông thì phải chọn bãi ở vị trí cao hơn mực nước sông và nên thi công dưới nước trước, trên khô sau (hình 3).

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 3
VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 4
b) Lắp ráp và vận chuyển

Thường dùng các loại vải đặc biệt có các vòng sợi để buộc vật nổi. Vật nổi chỉ có nhiệm vụ căng vải. Làm cho vải phẳng, dễ nổi hơn trong quá trình vận chuyển và đánh chìm. Để truyền lực đều cho vải, ở vùng mép vải. Cần tăng cường thêm các kết cấu để đảm bảo đủ độ cứng cần thiết khi thi công.

Vùng đầu cuộn, dành ra khoảng 1-2m vải đủ để buộc vào dầm nổi. Dầm này cũng đồng thời là dầm neo khi đánh chìm (hình 4). Mặt thảm cũng buộc thêm dây vào dầm để tăng cường sức chịu kéo khi di chuyển. Cũng có thể dùng phao nổi để buộc thảm khi vận chuyển (hình 5).

Khi buộc, cần kéo đầu cuộn cao hơn mặt nước để nước không trào lên mặt cuộn. Làm tăng lực cản khi vận chuyển và tăng tải trọng tác dụng lên vải.

c) Nhận chìm

Sau khi đặt đúng vị trí, nhận chìm vải bằng cách đổ lên bề mặt một lớp đá. Đề phòng vải bị xé rách, lúc đầu chỉ đổ đá nhẹ trọng lượng không quá vài chục kg (cuội sỏi và đá hộc). Trọng lượng đủ nhận chìm thảm khoảng 150÷200kg/m2. Khi vải đã được đặt ở đáy sông, tiếp tục thả đá to hơn. Tùy theo tính toán ổn định để khối lượng đá đạt khoảng 500 Kg/m2.

Nếu thảm đặt trên mái (hình 6), đầu trên phải neo đầu vải vào bờ để đổ đá lên trên nhằm cố định vị trí. Phải rải đá cho đều để vải được chìm đều. Đánh chìm dần dần từ nông ra sâu.

Nếu vải đặt dưới đáy sông (hình 7) một đầu được gắn vào dầm neo, đầu kia vào dầm giữ. Lúc đầu cả hai dầm được giữ nổi trên mặt nước bằng phao. Khi đánh chìm, dầm được tháo khỏi phao. Hệ thống phao còn có tác dụng định hướng, giữ cho thảm đặt đúng vị trí.

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 5

Sau khi tháo dầm neo ra khỏi phao 1, xà lan mở đáy tiến vào đổ đá, đổ dần từ đầu tiến vào giữa. Cự ly di chuyển của xà lan được xác định bởi dây cáp căng giữa 2 phao, tạo thuận lợi đổ đá đều trên mặt vải. Phao 1 cố định một đầu của vải. Phao 2 giữ vải bằng hệ thống tời. Khi đổ đá, nếu mặt vải quá dốc thì phải thả tời, giảm mái dốc để giữ cho vải không bị trượt theo mặt dốc.

Khi thi công, vải địa kỹ thuật thường dùng kiểu nối gối đầu hoặc khâu (may mép). Khi dự trù vải có thể nhân với hệ số 1,12 – 1,15 so với diện tích cần phủ để trừ vào các mối nối.

Gối đầu

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 6

Nối kích thước mép vải (L) chồng lên nhau (hình 11). Trong khoảng từ 0.3-1m tùy theo biến dạng của nền. Đối với những khu vực có khả năng lún nhiều hoặc địa hình dưới mực nước biển, kích thước chống mép vải cần lấy phải lớn hơn 2,0m. Kích thước mép vải được xác định theo công thức sau:

L=\sqrt[3]{d_n/{\rho}_s}

Trong đó:  

  • L: Kích thước mép vải;
  • dn: Đường kính đá đổ;
  • ρs: tỷ trọng của đá

May mép vải

Chỉ may thường dùng sợi Polietilen. Cường độ chịu kéo chỉ may không nhỏ hơn cường độ chịu kéo của vải tùy theo điều kiện thi công và yêu cầu về độ bền của mối nối.

Tùy thiết bị may và kiểu may, có thể may vải trước khi thi công hoặc trong quá trình rải vải.

Đường khâu phải cách mép vải 0,05 m. Nếu vải được khâu nối tại hiện trường, mép vải phải chồng lên nhau ít nhất 20cm. Đường khâu không nên đặt thẳng góc với phương có tải trọng lớn nhất.

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 7

Neo vải

Vải phải được neo ở đỉnh và chân mái dốc. Chiều dài đoạn vải neo thông thường tối thiểu là 1m. Chiều sâu hố neo vải ở chân mái phải lớn hơn chiều sâu hố xói dự kiến.

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi 8

Một số hình thức kết cấu của lớp áo bảo vệ, được trình bày trên hình 14. Khi thi công, lớp áo bảo vệ này không được làm rách thủng vải địa kỹ thuật. Hạn chế tối đa việc bôi bẩn bề mặt vải gây lấp tắc vải, ảnh hưởng đến khả năng lọc và thoát nước ban đầu. Việc thi công trên khô lớp áo bảo vệ phải tiến hành ngay sau khi rải vải để hạn chế sự lão hóa vải do tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Việc thi công dưới nước lớp áo bảo vệ thường tiến hành đồng thời với việc nhận chìm vải. Khi gặp nền đất yếu việc thi công lớp bảo vệ phải bắt đầu từ đáy sâu nhất tiến dần lên đỉnh để tránh trượt lở.

VĐKT lọc trong công trình thủy lợi (9)

Khi thi công lớp bảo vệ, đá đổ phải đảm bảo kích thước đá tối đa và độ cao rơi tối đa như thiết kế. Nên bố trí thêm 1 lớp trung gian giữa vải và lớp áo bảo vệ bằng đá dăm để đề phòng khi rải đá, đá trượt trên bề mặt vải, làm hỏng vải.

Đối với trường hợp lớp áo bảo vệ bằng khối bê tông, có thể thi công lắp ghép hoặc đổ đá tại chỗ. Trong trường hợp thứ nhất các khối bê tông đúc sẵn được gắn vào vải tại hiện trường. Thường dùng dây cáp (bằng thép hay sợi tổng hợp) xâu qua các lỗ đúc sẵn đế gắn bê tông với vải sau đó trải vải bằng cơ giới. Trong trường hợp thứ hai, khối bê tông được đổ tại chỗ, trùm lên các chốt gắn trước lên vải (hoặc các vòng dây có sẵn khi sản xuất vải, tạo thành 1 hệ thống liền).

Khi dùng lớp bảo vệ là rọ đá, đặt các rọ thép đan sẵn lên vải, xếp đầy đá và buộc nắp. Sau đó liên kết các rọ đá thành một khối liên hoàn.

Vải địa kỹ thuật khi ứng dụng thi công cho công trình thủy lợi có biện pháp thi công khác so với phương pháp thi công cho các công trình xây dựng trên cạn. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ biết thêm về quy trình cơ bản thực hiện biện pháp thi công VĐKT cho các công trình thủy lợi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc tư vấn giải pháp VĐKT cho công trình thủy lợi của bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact