Mục lục
Mạ kim loại là một trong những phương pháp gia cường độ bền, chống ăn mòn và oxy hóa đối với các loại vật liệu như thép, đồng, nhôm, hợp kim,… Trong đó, thép là loại vật liệu được áp dụng phương pháp mạ kim loại nhiều nhất. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất và ứng dụng rọ đá, lưới thép rọ đá thì dây thép kim loại cần phải mạ kẽm trước khi tiến hành đan dây. Giúp tăng độ bền, độ dẻo và hiệu suất ứng dụng. Cải thiện tình trạng bị oxy hóa, tăng tuổi thọ cho rọ và toàn bộ công trình.
Tiêu chuẩn TCVN 4392 được dùng để thực hiện các phương pháp kiểm tra lớp mạ kim loại. Đảm bảo chất lượng vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Vậy tiêu chuẩn này quy định những gì? Dựa theo tiêu chuẩn này thì có bao nhiêu phương pháp kiểm tra lớp mạ kim loại? Cùng Phú Thành Phát tìm hiểu nội dung tiêu chuẩn này nhé!
Mạ kim loại là gì?
Mạ kim loại là quá trình phủ một lớp kim loại mỏng lên bề mặt vật liệu kim loại khác. Lớp phủ này tùy vào mục đích và nhu cầu mà chọn lựa vật liệu mạ cho phù hợp. Thông thường là đồng, kẽm, vàng, bạc,… Với các phương pháp mạ phổ biến như mạ nhúng nóng, mạ điện phân, mạ chân không, mạ sơn phun,…
Vì sao rọ đá sử dụng dây thép mạ kẽm để làm vật liệu cấu tạo?
Rọ đá là một trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng trong các công trình thủy lợi hoặc công trình có yêu cầu trọng lực cao. Vật liệu cấu tạo rọ đá phải là vật liệu bền, có khả năng chống ăn mòn cao. Dây thép mạ kẽm có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu về chịu lực và độ bền. Bao gồm:
Khả năng chống ăn mòn
Lớp phủ kẽm trên bề mặt dây thép sẽ giúp chống lại khả năng dây thép bị oxy hóa trong các môi trường nước, môi trường ẩm ướt,… Hoặc các chất hóa học xúc tác có trong đất như môi trường kiềm, muối,…
Việc mạ kẽm cho dây thép sẽ giúp tạo ra một lớp màng oxit kẽm. Giúp bảo vệ, ngăn cản quá trình oxy tiếp xúc đến lớp thép bên trong. Kéo dài tuổi thọ của dây thép và toàn bộ công trình hiệu quả.
Tăng cường độ bền và hiệu dụng
Lớp kẽm được phủ trên bề mặt dây thép giúp dây thép mạ kẽm có độ bền kéo cao. Chịu được lực và các tác động ngoại lực lớn như sóng, dòng chảy và các yếu tố môi trường khác tốt hơn so với dây thép nguyên thủy.
Không chỉ gia cố, tăng thêm độ bền mà lớp mạ kẽm còn giúp tăng thêm độ cứng và khả năng chịu lực va đập của dây thép. Giúp rọ đá bền bỉ hơn.
Tính linh hoạt
Dây thép khi được mạ kẽm sẽ tăng cường thêm tính dẻo dai, dễ uốn cong và tạo hình. Giúp quá trình sản xuất đan rọ thép nhanh chóng hơn. Ngoài ra, với khả năng này, rọ có thể dễ dàng lắp đặt trên các địa hình phức tạp. Bao gồm cả những địa hình không bằng phẳng như đồi núi, sườn dốc, lòng sông,…
An toàn và lợi ích kinh tế
Quá trình mạ kẽm dây thép và đan dây thiết kế rọ không gây ra các chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vật liệu rọ đá mạ kẽm khi sử dụng tiếp xúc trực tiếp ở bên ngoài môi trường cũng không gây ô nhiễm hoặc phát sinh ra các hóa chất ô nhiễm. Ngược lại còn giúp phát triển hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên ở các công trình đê, kè,…
Ngoài ra, dây thép mạ kẽm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tốt nhất và có giá thành tương đối rẻ. Giúp giảm chi phí xây dựng, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho chủ đầu tư.
Tiêu chuẩn TCVN 4392:1986
Dây thép mạ kẽm được ứng dụng phương pháp mạ nhằm gia cố độ bền và khả năng ứng dụng. Để có thể đảm bảo vật liệu được bền và hoạt động tốt, cần phải kiểm tra lớp mạ kẽm có đáp ứng yêu cầu chất lượng hay không. Tiêu chuẩn TCVN 4392:1986 là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng dùng để kiểm tra các vật liệu có lớp mạ kim loại.
Tiêu chuẩn TCVN 4392:1986 là gì?
Tiêu chuẩn TCVN 4392:1986 – Mạ kim loại – Các phương pháp kiểm tra, là tiêu chuẩn do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các lớp mạ trang trí và chống ăn mòn, được tạo bằng phương pháp điện hóa. Tiêu chuẩn quy định các phương pháp kiểm tra ngoại hình, chiều dày, độ xốp và độ bền bám của lớp mạ.
Các phương pháp kiểm tra lớp mạ kim loại theo tiêu chuẩn TCVN 4392:1986
Các phương pháp được đề cập trong tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng lớp kẽm mạ kim loại bao gồm:
Bảng 1 – Phương pháp kiểm tra lớp mạ kim loại
Phương pháp thử | Bản chất | Phạm vi áp dụng | Dung sai |
---|---|---|---|
Kiểm tra ngoại hình lớp mạ | Quan sát chi tiết bằng mắt thường trong phòng có độ sáng từ 300Lx đến 2500Lx, với khoảng 250 mm tính từ bề mặt chi tiết. | Phát hiện khuyết tật bề mặt lớp mạ. Áp dụng cho tất cả các chi tiết có hình dạng và kích thước bất kỳ. | |
Kiểm tra chiều dày lớp mạ | |||
Phương pháp vật lý không phá hủy mẫu* | |||
– Tách lực hút của nam châm vĩnh cửu | Quan hệ tỉ lệ nghịch giữa chiều dày lớp mạ với lực tách nam châm ra khỏi bề mặt vật mạ. | Đo chiều dày lớp mạ không từ tính trên vật liệu có tính chất từ. | ± 10% |
– Từ thông | Các đường sức khép kín của các cực từ khi qua vật liệu từ được mạ | Đo chiều dày lớp mạ không từ tính và lớp mạ niken trên vật liệu có tính chất từ. | ± 10% |
– Cảm ứng điện từ | Sự thay đổi cảm kháng hoặc điện áp cảm ứng cuộn cảm của đầu đo tỷ lệ với khoảng cách từ cực của lõi sắt đến vật liệu cần có tính chất từ. | Đo chiều dày lớp mạ không từ tính trên vật liệu có tính chất từ | ± 4% |
– Dòng xoáy | Sự tương tác qua lại giữa điện trường riêng của cuộn cảm đầu đo với điện từ trường đo cuộn cảm này gây ra trong vật liệu nền có lớp mạ. | Đo chiều dày lớp mạ kim loại trên vật liệu nền có tính chất dẫn điện (có điều kiện) | ± 5% |
– Tia ion hóa | Cường độ phản xạ của tia bức xạ β phụ thuộc vào chiều dày lớp mạ. | Đo chiều dày lớp mạ kim loại (có điều kiện) | ± 5% |
– Nhiệt điện | Sự thay đổi thế nhiệt điện phụ thuộc vào chiều dày lớp mạ. | Đo chiều dày lớp mạ niken trên thép, trên đồng, trên hợp kim đồng, trên kẽm và hợp kim kẽm. | ± 5% |
Phương pháp vật lý phá hủy mẫu | |||
– Kim tương | Xác định chiều dày lớp mạ bằng kính hiển vi kim tương trên mẫu soi được cắt vuông góc với bề mặt chi tiết mạ | Đo chiều dày cục bộ lớp mạ điện hóa có chiều dày tối thiểu đến 2mm và được dùng để làm phương pháp trọng tài. | ± 0.5μm khi dùng thị kính xoáy;± 1.0 μm khi dùng micromet thị kính. |
– Khối lượng | Cân chi tiết trên cân phân tích (sai số ± 0.001g) trước và sau khi mạ | Xác định khối lượng mạ, chiều dày trung bình lớp mạ điện hóa trên các chi tiết có khối lượng không lớn hơn 200g | ± 10% |
Phương pháp hóa học | |||
– Phun tia | Hòa tan lớp mạ bằng dung dịch thử phun thành tia tại một điểm trên bề mặt chi tiết với một tốc độ nhất định.(Bao gồm phun tia chu kỳ và phun tia thể tích và phun tia điện) | Chiều dày lớp mạ được tính theo thời gian hòa tan lớp mạ để hòa tan lớp mạ. | Phun tia chu kỳ: ± 10%. Phun tia thể tích: ± 15%. |
– Nhỏ giọt | Hòa tan lớp mạ bằng các giọt dung dịch thử nhỏ tại cùng một điểm trên bề mặt lớp mạ và được giữ trong một khoảng thời gian nhất định | Chiều dày lớp mạ được tính theo số giọt để hòa tan lớp mạ. | ± 30% |
– Hòa tan | Hòa tan lớp mạ trong dung dịch không tác dụng đối với kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới của chi tiết. | Chiều dày lớp mạ được tính theo khối lượng kim loại hòa tan và được xác định bằng hai phương pháp: Phân tích hóa dung dịch hòa tan lớp mạ hoặc cân chi tiết trước và sau khi hòa tan lớp mạ. | ± 10% |
Kiểm tra độ xốp lớp mạ | |||
Phương pháp bột nhão | Sự tương tác hóa học của kim loại lớp dưới với chất thử tại những chỗ rỗ và không liên tục của lớp mạ với sự tạo thành những hợp chất có màu | Xác định độ xốp của các lớp mạ kim loại trên thép, đồng nhôm, kẽm và các hợp kim của chúng.Áp dụng tất cả các chi tiết có hình dáng, kích thước bất kỳ. | |
Phương pháp “Côđôtcốt” | Xác định độ xốp của lớp mạ niken-crôm và đồng-niken-crôm trên các chi tiết bằng thép và hợp kim kẽm. | ||
Phương pháp đặt giấy thấm | Sự tương tác hóa học của kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới với chất thử tại những vị trí rỗ và không liên tục của lớp mạ với sự tạo thành những hợp chất có màu. | Phương pháp áp dụng cho các lớp mạ kim loại trên thép, đồng và hợp kim đồng. Chỉ áp dụng cho các chi tiết có hình dạng đơn giản. | |
Kiểm tra độ bền của lớp mạ | |||
Phương pháp nung | Nung nóng mẫu kiểm tra và sau đó làm nguội nhanh | Độ bền của lớp mạ được coi là đạt nếu không quan sát thấy hiện tượng bong tróc, rộp. | |
Phương pháp uốn | Uốn mẫu kiểm tra cho đến khi gãy | Độ bền bám của lớp mạ được coi là đạt nếu không quan sát thấy hiện tượng bong lớp mạ. Không tính trường hợp rạn, nứt lớp mạ ở vị trí gãy. | |
Phương pháp quấn | Quấn mẫu dạng dây xung quanh một lõi. | Độ bền bám của lớp mạ được coi là đạt nếu không quan sát thấy hiện tượng bong lớp mạ. | |
Phương pháp khuếch tán hydro | Khuếch tán vào mẫu hydro được tách ra từ catốt. | Độ bền bám của lớp mạ được coi là đạt nếu trên bề mặt mẫu không quan sát thấy hiện tượng phồng rộp hoặc bong lớp. | |
Phương pháp dũa | Mài ngang mẫu bằng dũa. | Độ bền bám của lớp mạ được coi là đạt nếu trên lớp mạ không quan sát thấy hiện tượng bong lớp. | |
Phương pháp khắc vạch | Dùng một mũi nhọn cứng bằng thép vạch lên bề mặt mẫu kiểm tra, sâu đến tận kim loại nền. | Độ bền bám của lớp mạ được coi là đạt nếu trên lớp mạ giữa các đường hoặc trong lưới ô vuông không quan sát thấy hiện tượng bóc và bong lớp. | |
Chú thích: *Các phương pháp đo chiều dày lớp mạ không phá hủy mẫu chỉ có thể áp dụng được khi độ nhám bề mặt của kim loại nền và kim loại mạ nhỏ hơn chiều dày lớp mạ. Không áp dụng đối với lớp mạ kim loại nhiều lớp có lớp mạ trung gian là niken. |
Nội dung tiêu chuẩn TCVN 4392:1986
Tiêu chuẩn TCVN 4392:1986 cung cấp các hướng dẫn chi tiết về phương pháp kiểm tra để đánh giá chất lượng của lớp mạ kim loại. Bao gồm:
- Kiểm tra ngoại hình: Đánh giá bề mặt lớp mạ về các khuyết tật như lỗ rỗ, vết nứt, bong tróc, rỉ sét,…
- Chiều dày lớp mạ: Đánh giá độ bám dính của lớp mạ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Độ bám dính: Đánh giá độ bám dính của lớp mạ với vật liệu nền.
- Độ xốp: Kiểm tra chất lượng lớp mạ, khả năng chống ăn mòn.
- Các tính chất khác: Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, có thể tiến hành kiểm tra các tính chất khác như độ bền, độ dẫn điện, độ cứng,…
Tham khảo chi tiết ở nội dung bên dưới – Tiêu chuẩn TCVN 4392:1986:
Kết luận
Để đánh giá chất lượng kẽm mạ dây thép cần dựa trên tiêu chuẩn TCVN 4392:1986 để thực hiện kiểm tra và đánh giá. Tiêu chuẩn này bao gồm hướng dẫn chi tiết về các phương pháp kiểm tra về lớp mạ kim loại. Đặc biệt, trong công tác sản xuất rọ đá, kiểm tra lớp kẽm mạ trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất là điều rất cần thiết. Việc này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng vật liệu đầu vào mà còn giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của dây thép và toàn bộ công trình có ứng dụng rọ đá.
Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số thông tin về phương pháp kiểm tra lớp mạ kẽm kim loại của tiêu chuẩn TCVN 4392:1986. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về rọ đá có lớp mạ kẽm dây thép đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 4392 : 1986. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0903.877.809
Email: infor@vaidiakythuat.com
Bài viết liên quan
–
Độ giãn dài VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcHệ số độ giãn dài theo tiêu chuẩn ASTM D4595Độ giãn dài…
–
Vải địa kỹ thuật dệt GT 200 – Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Mục lụcVải địa kỹ thuật GT 200 là gì?Thông tin chi tiết vải…
–
Cường độ kéo VĐKT dệt GT đạt ASTM D4595
Mục lụcCường độ chịu kéo theo tiêu chuẩn ASTM D4595 là gì?Cường độ…