Quy trình thi công bấc thấm ngang

Quy trình thi công bấc thấm ngang

Bấc thấm ngang là một trong những phân loại bấc thấm được ứng dụng kết hợp với bấc thấm đứng nhằm mang lại hiệu quả thoát nước tối ưu nhất trong công tác xử lý nền đất yếu. Vậy bấc thấm ngang có quy trình thi công như thế nào? Hãy cùng Phú Thành Phát tìm hiểu về quy trình thi công này nhé!

Bấc thấm ngang, hay còn gọi là bản thoát nước ngang, là dải băng có tiết diện hình chữ nhật, lõi Polyvinyl Chloride hoặc Polyolefin được cấu tạo thành các rãnh. Bên ngoài được bọc vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Bấc thấm ngang được sử dụng để dẫn khí và nước từ đất nền ra ngoài thông qua hệ thống bấc thấm đứng.

Bấc thấm ngang là gì?

Quy trình thi công bấc thấm ngang trong công tác xử lý nền đất yếu có rất nhiều cách. Có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện công trình và yêu cầu kỹ thuật cụ thể. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp thi công bấc thấm ngang theo tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 9842:2013 (Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông).

Thi công bấc thấm ngang

Định vị mạng lưới hệ thống thoát nước ngang và các loại ống hút nối với máy bơm chân không theo hồ sơ thiết kế.

Tùy theo hồ sơ thiết kế sử dụng ống hút nước ngang, ống hút chân không và có sử dụng thêm bấc thấm ngang, các bước thi công tuân thủ như sau:

Thi công bấc thấm ngang

Rải bấc thấm ngang theo hồ sơ thiết kế.

Kết nối bấc thấm đứng với bấc thấm ngang theo hồ sơ thiết kế. Tại chỗ kết nối sử dụng ghim giữ đảm bảo chống xê dịch trong quá trình thi công các lớp vật liệu đắp bên trên.

Lưu ý: Trong trường hợp phải nối bấc thấm ngang, chiều dài chồng lấn không nhỏ hơn 30cm. Không để các vật liệu xâm nhập vào trong bấc thấm ngang.

Rải tăng cường bấc thấm ngang để nối các bấc thấm ngang cắt qua rãnh vật liệu thô theo hồ sơ thiết kế.

Thi công hệ thống ống hút nước ngang

Trước khi lắp đặt ống hút nước ngang và ống hút chân không cần kiểm tra sơ bộ ống không bị dập, bẹp hay tắc.

Đào rãnh sâu khoảng 20cm theo mạng lưới định vị trong lớp đệm cát thoát nước. Đảm bảo sao cho hệ thống ống hút nước ngang nằm trong lớp đệm cát.

Lưu ý:

– Khi có sử dụng bấc thấm ngang nên bố trí tối đa diện tiếp xúc giữa bấc thấm ngang với ống hút nước ngang. Điều này giúp tăng hiệu quả thoát nước trong quá trình bơm chân không.

– Trong quá trình đào rãnh không được làm hỏng đầu bấc thấm.

Rải và kết nối hệ thống ống hút nước ngang và ống hút chân không nối với máy bơm chân không. (ống hút nước ngang phải đảm bảo chất lượng).

Nối các ống hút nước ngang bằng các đầu nối.

Lấp rãnh bằng vật liệu hạt thô thoát nước tốt như: cát thô hoặc sỏi, đá dăm…

Tại các mối nối giữa ống hút nước ngang và đầu nối ống phải có dây thít bằng nhựa hoặc bằng thép. Đảm bảo kín khít và không bị tuột trong suốt quá trình thi công. Chiều dài mối nối không nhỏ hơn 100mm.

Trong quá trình rải ống và nối ống không được để các vật liệu xâm nhập vào bên trong hệ thống đường ống. Vì điều này sẽ gây tắc ống trong quá trình bơm hút.

Bấc thấm ngang là một phần quan trọng trong hệ thống thoát nước dưới lòng đất. Giúp giảm áp lực nước dưới lòng đất và ổn định nền đất. Tùy thuộc vào điều kiện địa chất, quy mô công trình và yêu cầu kỹ thuật cụ thể mà chọn phương pháp thi công cho phù hợp.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được một số thông tin cơ bản về phương pháp thi công bấc thấm ngang theo tiêu chuẩn TCVN 9842:2013. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Phú Thành Phát. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất cho bạn ngay khi nhận được thông tin!


THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 15 Đường số 5, KDC Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 028.666.03482 – 0909.452.039 – 0909.809.259
Email: infor@vaidiakythuat.com

Vải địa PR

Vải địa kỹ thuật không dệt PR

Rọ đá Phú Thành Phát

Rọ đá – Lưới thép rọ đá

Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

Ống địa kỹ thuật - Geotube

Ống địa kỹ thuật

Thảm địa kỹ thuật

Thảm địa bê tông

0909903934
Contact